MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm

11-09-2024 - 11:23 AM | Xã hội

Những ngày trở lại đây, do ảnh hưởng của bão số 3 và một số thuỷ điện xả lũ khiến nước sông Bùi dâng cao rồi tràn vào nhiều nơi trên địa bàn huyện Chương Mỹ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Ghi nhận chiều ngày 10/9, nước sông Bùi đã bắt đầu tràn vào mặt đê, chảy qua các xã như: Nam Phương Tiến, Tân Tiến,… khiến nhiều đoạn đường, nhà dân bị ngập.

Chiều cùng ngày, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền và hỗ trợ người dân đến nơi khác để tránh lũ.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 1.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 2.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 3.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 4.

Chiều tối cùng ngày tại thôn Nam Hài, mực nước nơi đây dâng cao rõ rệt, nhiều căn nhà ở vùng trũng chìm trong biển nước. Nhiều hộ dân đã chính quyền địa phương hỗ trợ hoặc tự di rời từ trước đó.

Đến khoảng 21h30, vẫn còn nhiều hộ dân vẫn đang tất bật thu dọn đồ đạc, khoá cửa và bắt đầu di dời tránh lũ.

Khoảng 21h45, chính quyền địa phương vẫn luôn túc trực, sẵn sàng giúp đỡ người dân ngay khi có cuộc gọi cầu cứu. Bên cạnh đó, tại phòng phát thanh viên của xã cũng vẫn luôn tuyên truyền, vận động và yêu cầu người dân di dời khỏi tránh lũ.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 5.

Phát thanh viên

Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Ngọc Bình – Trưởng thôn Nam Hài cho biết: “Vào những ngày này, khi nước lũ dâng cao, chúng tôi luôn túc trực xuyên đêm để giúp đỡ bà con. Ngay khi có cuộc gọi, dù là nửa đêm, chúng tôi cũng sẽ nhanh chóng đến giúp đỡ bà con vận chuyển, di dời”.

Lúc này, chiếc máy cày (gia đình ông Bình mới mua 465 triệu đồng) đã trở nên lưỡng dụng, vì gầm máy cày khá cao (có thể chạy được trong điều kiện đường ngập cả mét nước), người dân đã chế một bộ khung, đặt một chiếc xuồng lên phía trên bộ khung đó, thế là một chiếc “xe lội nước” dã chiến ra đời.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 6.

Ông Bùi Ngọc Bình – Trưởng thôn Nam Hài

Những câu chuyện ấm áp tình người trong mùa lũ ở huyện Chương Mỹ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau cơn bão số 2 vào tháng 7/2024, nước lũ dâng cao khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Lúc này, ông Bình nảy ra ý tưởng sử dụng chiếc xe máy cày của gia đình để giúp đỡ bà con di chuyển qua chỗ ngập lụt.

Chiếc xe máy cày này khá đặc biệt, với gầm máy khá cao giúp xe có thể chạy trong điều kiện đường ngập cả mét nước. Bên cạnh đó, chiếc xe còn được thiết kế thêm một bộ khung, phía trên được đặt một chiếc xuồng để người dân an tâm khi ngồi lên.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 7.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 8.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 9.

Ông Bình cho biết, được sự nhất trí, ủng hộ của toàn thể các ban, ngành địa phương về ý tưởng của mình, ông đã dùng xe máy cày chở người dân di chuyển ra, vào trong các thôn của xã Nam Phương Tiến.

“Trong ngày hôm nay, tôi cùng các thành viên trong đội thanh niên xung kích, những người dân tình nguyện trong thôn,… đã giúp đỡ hàng chục hộ dân vận chuyển đồ đạc, di dời tránh lũ. Chúng tôi sẽ túc trực giúp đỡ bà con đến khi hết lũ”, anh Bình chia sẻ nói.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 10.

Chính quyền di dời người dân tới nơi trú ẩn

Ngoài câu chuyện về người đàn ông lấy xe máy cày giúp người dân di chuyển qua vùng rốn lũ, câu chuyện về một gia đình luôn giúp đỡ hàng trăm hộ dân gửi nhờ xe máy cũng được người dân nơi đây truyền tai nhau.

Theo người dân thôn Nam Hài cho biết, trước khi nước lũ dâng cao, người dân nơi đây đều mang xe máy, xe đạp, ô tô đến nhà người thân hoặc nhà của một người dân ở thôn Tiến Tiên (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ) để gửi.

Khoảng 20h30, khi cơn mưa nặng hạt vừa tạnh, chúng tôi men theo con đường làng tìm đến nơi người dân thôn Nam Hài, Nhân Lý thường đến gửi xe nhờ mỗi khi nước lũ dâng cao. Đó là căn nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (64 tuổi) ở thôn Tiến Tiên (cách UBND xã Nam Phương Tiến khoảng 600m).

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 11.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 12.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 13.

Theo quan sát của chúng tôi vào khoảng 20h40, có hàng trăm chiếc xe máy được xếp gọn gàng ở sân nhà bà Xuân. Và cứ khoảng 5-10 phút lại có vài người đến nhà bà Xuân gửi xe máy.

Hễ có người đến gửi nhờ xe máy, bà Xuân lại mỉm cười nói "cô/chú xếp xe gọn vào để người sau còn có chỗ", rồi bà lại đi vào trong hiên ngồi.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Xuân cho biết, gia đình bà bắt đầu cho người dân để nhờ xe máy từ năm 2008, khi nước lũ bắt đầu dâng cao.

Người Hà Nội nương tựa nhau “trốn” lũ: Những câu chuyện ấm áp trong đêm- Ảnh 14.

Bà Xuân

“Năm nào nước dâng cao, ngập lụt là bà con lại mang xe đến đây để gửi. Trước nhà tôi chưa lát nền sân, nước ngập đến nửa bánh xe nhưng vẫn rất nhiều người mang đến gửi. Vài năm trở lại đây, gia đình tôi lát nền, sân cao nên chẳng còn bị ngập. Năm nay, đây là lần thứ 2 người dân mang xe đến gửi. Họ bắt đầu gửi từ trưa hôm nay (10/9) sau khi nước bắt đầu dâng cao", bà Xuân nói.

Bà Xuân cho biết, sân nhà bà rộng khoảng 220 m2, chứa được khoảng gần 200 chiếc xe máy.

"Bà con mang xe đến đây gửi chủ yếu là người dân thôn Nhân Lý và thôn Nam Hài. Nhiều người cứ bảo tôi thu phí, lấy vé nhưng tôi không làm vậy được. Bởi, khi bà con gặp khó khăn rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Tôi thì chẳng có tiền nên chỉ giúp đỡ bà con được một chút.

Lần nào lũ về, nước dâng cao là bà con đến gửi đông lắm, sân nhà tôi luôn chật kín. Có lần chồng tôi đếm sơ qua cũng được khoảng 170 chiếc xe máy. Trước chồng tôi khoẻ còn có thể xếp gọn giúp mọi người, giờ ông ấy bị đau lưng nên tôi toàn phải bảo mọi người xếp xe gọn để người sau còn có chỗ gửi xe”, bà Xuân cho hay.

Theo Vân Đức

Đời sống và pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên