Người hạnh phúc thường chi tiêu theo 3 cách khôn ngoan, dù dư giả hay ít tiền vẫn có thể sống thảnh thơi giảm bớt áp lực
Mua gì để trở nên hạnh phúc, vui vẻ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chị em nội trợ đã biết chưa?
- 26-01-202130 tuổi, có ít vốn, lương 20 triệu/tháng: Mua nhà trả góp hay tiếp tục ở thuê, để tiền tiết kiệm, đầu tư?
- 25-01-2021Choáng toàn tập với độ giàu có và cách tiêu tiền của những Hoàng gia giàu nhất thế giới: Hóa ra sở hữu siêu xe, du thuyền mới chỉ là mức cơ bản
- 25-01-20218 dấu hiệu chứng tỏ bạn sắp có "đủ" để cuộc sống không bị đồng tiền chi phối
Có nhiều tiền sẽ làm được cả tỷ thứ chuyện trên đời, điều đó là không phải bàn cãi.
Nhưng rồi sẽ đến một ngưỡng nhất định mà ở đó sự dồi dào về tài chính không khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Theo một nghiên cứu vào năm 2010 đến từ hai nhà nghiên cứu của Đại học Princeton, họ cho rằng "Thu nhập từ mức 75.000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng) trở lên vừa không tăng thêm hạnh phúc mà chẳng thể khiến xả stress, giảm thiểu áp lực."
Hai nhà nghiên cứu còn chỉ ra một vài yếu tố giúp con người hạnh phúc mà việc nhiều tiền khó tác động được, ví dụ dành thời gian cho người thân, không chịu đau đớn từ tai nạn bệnh tật, thảnh thơi vô lo vô nghĩ. Tóm lại, điều mà họ muốn nhấn mạnh, đó là nhiều tiền tiêu chưa chắc hạnh phúc.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng hướng dẫn rõ nên tiêu tiền theo 3 cách dưới đây để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, vui vẻ hơn thay vì cứ rút hầu bao và làm điều bạn muốn. Chắc hẳn chị em nội trợ sẽ cảm thấy học hỏi được nhiều đó!
1. Mua thời gian
Một khảo sát năm 2011 cho thấy những bà nội trợ nếu quỹ thời gian rảnh bị hạn hẹp thì sẽ dễ trở nên mệt mỏi, khó chịu, mất đi tính chủ động và dần dần thấy bản thân chìm trong mặc cảm. Quả thực, không có thời gian rảnh, tức là bạn đang thiếu đi những khoảnh khắc ngồi đọc một cuốn sách hay, nghe một bài nhạc hấp dẫn, không biết phải tập thể dục, yoga lúc nào hay chẳng có cơ hội để vui vầy bên chồng con. Một số người bận bịu với công việc cơ quan, một số người khác lại tối mắt tối mũi với hàng tá nhiệm vụ nội trợ.
Ảnh minh họa.
Vậy nên, dùng tiền để mua thời gian là giải pháp đầu tiên giúp bạn sớm đạt đến niềm hạnh phúc nhanh hơn. Ví dụ, khi công việc hành chính ngổn ngang thì có thể thuê người giúp việc để hỗ trợ việc nhà. Hay như lên các trang thương mại điện tử để sắm đồ thay vì tốn công sức và thời gian ra tận ngoài hàng quán lựa chọn. Khi ấy, thời gian rảnh của bạn sẽ được nâng cao hơn, cơ thể và tinh thần thoải mái chính là tiền đề giúp cho mọi việc trong tương lai phát triển.
Tất nhiên đừng nghĩ bỏ tiền mua thời gian tức là bạn sẽ dùng quỹ thời gian rảnh một cách phung phí. Thay vào đó, hãy làm một việc gì bạn yêu thích hoặc có ích để cơ thể không bị rơi vào trạng thái thụ động, cụ thể hơn là đừng chăm chăm lướt mạng xã hội, xem phim hoặc ngủ quá nhiều.
2. Mua trải nghiệm
Nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Review of General Psychology chỉ ra khi có nhiều tiền cao hơn mức sống, con người sẽ chẳng còn thấy mua sắm vật chất ý nghĩa nữa mà họ chú trọng đầu tư cho trải nghiệm nhiều hơn.
Với mỗi người sẽ có cách khác nhau để tăng trải nghiệm cá nhân. Điển hình nhất là du lịch. Dành tiền cho du lịch thực sự không tồi chút nào. Ngay ở mảng du lịch nội địa, Việt Nam ta có rất nhiều địa danh thú vị và ẩn chứa những nét đẹp văn hoá phong phú. Sau mỗi chuyến đi, bạn sẽ gặt hái thêm kiến thức, vốn sống và hệ quả tất yếu là thế giới quan mở mang, đời sống tinh thần cũng hạnh phúc, cải thiện.
Ảnh minh họa.
Một cách khác là gặp gỡ nhiều người, như chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Hay các khoá học trải nghiệm văn hoá, lifestyle, kỹ năng... Bỏ một khoản tiền cho mảng này không lãng phí đâu, quan trọng là bạn biết mình đang thiếu hụt ở chỗ nào để bù đắp lại bằng vốn sống, trải nghiệm đúc rút từ học hỏi kể trên.
3. Mua thời gian và trải nghiệm cùng bạn bè
Chị em có thể tự cho mình là một hình mẫu độc lập, sống nội tâm chẳng cần dựa dẫm ai, song cuộc đời hẳn sẽ vui hơn, hạnh phúc hơn nhiều nếu bạn kết giao cùng những người phù hợp. Có họ trong đời, chúng ta mới có cơ hội để cho đi, nhận lại, thêm nhiều niềm hạnh phúc khi gặp chuyện vui và có nơi để san sẻ nỗi buồn.
Định nghĩa bạn bè còn được cụ thể hoá khi chúng ta phân các tầng khác nhau. Chẳng hạn 1 hoặc 2 người bạn thân, xem nhau như tri kỷ cuộc đời. Khoảng 10 người bạn khác thì hay tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, công việc. Rồi là những người bạn xã giao trên MXH, bạn có cùng chí hướng, chuyên môn, sở thích để thi thoảng rủ nhau đi cafe nói chuyện... Một nghiên cứu đã chỉ ra sẽ rất tuyệt vời nếu chị em có cho mình khoảng 150 người bạn bao gồm các hạng mục kể trên.
Ảnh minh họa.
Tất nhiên, điều quan trọng không phải là chúng ta cần có nhiều bạn mà cốt ở đây là chúng ta nhận được gì từ các mối quan hệ ấy. Đôi khi các mối quan hệ không hẳn là chỉ phụ thuộc vào chữ duyên mà chính bản thân bạn cần phải nuôi dưỡng chúng. Dùng tiền để mua thời gian, trải nghiệm bên những người bạn cũng là một cách như thế. Dưới nhiều thế giới quan khác nhau, bạn lại càng nhận về nhiều vốn sống quý báu hơn.
Tựu trung lại, nếu có tiền mà muốn sống thật hạnh phúc, đừng chỉ tiêu pha hời hợt. Hãy dành một khoản để làm 3 điều kể trên chị em nhé!
Theo Inc
Pháp luật và Bạn đọc