Người kiếm được 22.000 USD/năm, người tự xóa nợ sinh viên và học cách vượt lên vạn người đều có chung một đặc điểm
Họ sẵn sàng chịu đựng áp lực để kiếm nhiều tiền và tiết kiệm để tạo cảm giác an toàn cho bản thân sau này. Càng chịu lực lớn, họ càng bước xa.
- 06-08-2021Nước Nga rộng lớn là thế, giá đất lại không đắt đỏ, nhưng người dân vẫn thích sống trong chung cư hơn là mua nhà vườn: Tại sao lại có "nghịch lý" như vậy?
- 06-08-20214 tiêu chí khắt khe mà sản phẩm phòng ngừa đột quỵ nào cũng muốn chinh phục
- 06-08-2021"Vua đồ uống" Tông Khánh Hậu: Nửa đời nghèo khó, khởi nghiệp năm 42 tuổi, 3 lần trở thành người giàu nhất Trung Quốc nhờ làm 1 điều duy nhất suốt 32 năm qua
Millennials còn được gọi là thế hệ thiên niên kỷ, đây là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z.
Ở Mỹ, những Millennials được sinh ra từ năm 1981 đến năm 1996 là những người phải chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính. Trong khi những người cùng tuổi ở Trung Quốc lại lớn lên trong thời kỳ cải cách kinh tế.
Doanh nhân Trần chia sẻ: "Thời đó, ba mẹ chúng tôi thì lo lắng về thức ăn trên bàn, còn chúng tôi bây giờ lo lắng về việc tài sản sở hữu và nhà cửa."
Khi hòa bình được kí kết, sự tồn tại được đảm bảo, con người ta bắt đầu cố gắng nhiều hơn ở mục tiêu kinh tế và sự đầy đủ trong đời sống vật chất, tinh thần.
Chính vì vậy, áp lực thành công đè nặng lên tâm hồn của Thế hệ Millennials. Họ vừa mong muốn kiếm được một công việc lương cao, vừa lập kế hoạch mua một căn hộ, lại vừa vội vã tìm người bạn đời trước tuổi 30... Cuộc sống như thế khiến nhiều người gọi nó là "văn hóa chạy đua".
Fan Qing, nhân viên văn phòng
Fan Qing, 35 tuổi, một nhân viên văn phòng bình thường, độc thân và sống trong một căn hộ thuê cùng vài người bạn.
Cô ấy đang tìm người bạn đời cho mình, với yêu cầu người đàn ông đã mua nhà hoặc có đủ tài chính để mua nhà.
Theo báo cáo năm 2017 của HSBC, có đến 70% số người thuộc Thế hệ Millennials đã sắm nhà. Những người chưa mua thì cứ 10 người có đến 9 người dự định sẽ mua.
Nhưng thực tế, có đến 40% số người nhờ sự trợ giúp từ gia đình mới đủ tiền mua nhà.
"Họ sẵn sàng thiếu nợ để có tiền mua một ngôi nhà." Đây chính là lời chia sẻ từ một cô gái trẻ thuộc Thế hệ Millennials.
Đối với họ, áp lực là thứ khiến người ta dễ phát điên, nhưng cũng là thứ khiến họ ngày một hoàn thiện bản thân và trở nên tốt hơn.
Nhắc đến vấn đề tài chính, những người thuộc Thế hệ Millennials chia sẻ: Họ có thể kiếm được 22.000 đô la mỗi năm; nhưng đối với nhiều người khác, đây cũng là con số ngang bằng khoản nợ hiện có của họ.
Theo khảo sát của Danke vào năm 2020, ngày càng có nhiều người trẻ biết tiết kiệm, họ chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết. Thậm chí những người kiếm được ít hơn mức trung bình cũng có xu hướng tiết kiệm hơn một nửa số tiền lương.
Hai Rong, một nhân viên kế toán 30 tuổi có thể tiết kiệm tận 70% số tiền lương. Chồng cô làm việc ở một thành phố khác cũng gửi 1200 đô la mỗi tháng về để cô nuôi con trai 2 tuổi.
Phần lớn số tiền trích ra được Hai Rong dùng để mua thực phẩm, chi tiêu sinh hoạt hằng ngày.
Chắc chắn sẽ có những lúc bạn cực kì lo lắng về tương lai, khi mà trong tay còn chưa đủ khả năng về tự do tài chính. Do đó, hãy tiết kiệm trong tầm khả năng của mình, số tiền đó sẽ giúp bạn có cảm giác an toàn và vượt qua được những khó khăn bất ngờ trong tương lai.
Dù được sinh ra trong gia đình thuần nông đi nữa, đối với Thế hệ Millennials, không được vì hoàn cảnh mà tự mình dễ dàng từ bỏ đam mê học hỏi. Nếu có cơ hội, họ nhất quyết sẽ không bao giờ từ bỏ việc học.
Cha mẹ của Phương là nông dân vùng Phúc Kiến. Tuy cuộc sống vất vả, nhưng hai ông bà vẫn cố gắng tiết kiệm đủ tiền chi trả học phí học đại học cho Phương.
Cô ấy chia sẻ: "Đa số những người tôi quen không học đại học không phải vì họ lười, mà vì họ không đủ khả năng."
Cậu bạn Andy của cô ấy thậm chí không nhận một đồng từ người thân, tự mình vay ngân hàng, xin học bổng sang nước ngoài học tập.
Đến năm 2016 khi về nước, với học lực xuất sắc, cậu ấy ngay lập tức được ngân hàng quốc gia nhận vào làm với mức lương gấp ba lần người bình thường.
Bây giờ, Andy không chỉ sớm trả dứt tiền nợ ngân hàng, còn giúp bố mẹ xây được căn nhà mới.
Chỉ khi bạn không từ bỏ chính mình, cơ hội mới đến gần bạn. Chỉ khi bạn nỗ lực đến cùng, thành công mới tìm đến bạn!
Zhang Xun, 33 tuổi, xin từ chức vị trí giám đốc nhân sự để tự mình thành lập công ty thử nghiệm máy móc.
Tuy mức lương không cao hơn những người bạn đồng trang lứa, nhưng anh ấy lại cảm thấy hạnh phúc về quyết định của mình.
Thị trường ngày nay đang tràn ngập nhiều người trẻ tuổi, trình độ cao, từng du học nước ngoài về cạnh tranh.
Áp lực lập nghiệp là rất lớn, nhưng áp lực cạnh tranh với người trẻ tuổi cũng rất lớn.
Zhang Xun đã lựa chọn thoát khỏi cuộc đua với người khác để bắt đầu con đường kinh doanh của chính mình.
Đối với anh ấy, cuộc đua một mình này chắc chắn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Nhưng anh ấy không hề sợ hãi, vì nó giúp anh ấy có nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh vợ con...
Doanh nghiệp và tiếp thị