Người làm nên đại sự ắt biết: 3 không can, 4 không nói, 5 không giúp
Một người có thông minh hay không, thể hiện rõ nhất trong cách đối nhân xử thế. Đặc biệt, họ sẽ tuân thủ nguyên tắc: 3 không can, 4 không nói, 5 không giúp.
- 12-05-2020Hậu đại dịch, công việc văn phòng vốn ổn định nay lại tiềm ẩn nhiều rủi ro: Không đi trước đón đầu là tự tay cắt đứt con đường sự nghiệp sau này
- 05-05-2020Từng nghỉ hưu sớm ở tuổi 34 nhưng giờ mất trắng 12 tỷ đồng vì đại dịch Covid-19, triệu phú tâm sự: "Tôi đang nỗ lực hết sức để khôi phục sự tự do tài chính một lần nữa"
- 04-05-202010 bí kíp nâng tầm sự nghiệp giúp bạn "đi trước một bước" hậu đại dịch: Lợi thế là phải tự tạo ra, ngồi chờ chỉ còn nước thất bại
- 29-04-2020Từng dẫn dắt công ty vượt qua 2 cuộc đại khủng hoảng, đây là 5 kinh nghiệm khi buộc phải cắt giảm nhân sự tôi học được: Lựa chọn càng khó khăn càng cần bản lĩnh người đứng đầu!
Ba không can thiệp
1. Không lo chuyện bao đồng
Chúng ta đều là nhân vật chính trong cuộc đời mình, nhưng chỉ là khán giả trong cuộc đời người khác.
Không lo chuyện bao đồng không phải là lạnh lùng, mà là biết chừng mực.
Mỗi người đều sẽ tự sống cuộc sống của mình, bạn đừng can thiệp vào cuộc sống của người khác làm gì. Hãy tôn trọng lựa chọn của người khác, cho họ không gian trưởng thành, cho họ tự do lựa chọn.
2. Không can thiệp chuyện tình cảm của người khác
Người xưa nói, không xen giữa, không bảo đảm, cả đời không phiền não. Xen vào giữa hai người yêu nhau chính là chuyện đáng ghét nhất trên đời.
Hôm nay người ta đòi chia tay, ngày mai có khi đã lại làm hòa rồi. Bạn khuyên hợp hay khuyên tan cũng chẳng có tác dụng gì, mà còn dễ gây khó chịu. Cho nên, tốt nhất là đừng nên dây vào chuyện tình cảm của người khác làm gì cả.
3. Không can thiệp chuyện gia đình người ta
Chuyện nhà người ta, quan hệ lằng nhằng rắc rối không thể nói rõ được, bạn là người ngoài thì hiểu cái gì?
Huống hồ, người ngoài thường chỉ phân tích được về mặt lý trí, nhưng chuyện gia đình đâu phải lúc nào cũng nói đạo lý, phần lớn là nói chuyện tình cảm. Cho nên người ngoài không giúp được gì đâu, chúng ta không có khả năng này, cũng không có quyền hạn xa đến thế.
Bốn không nói
1. Không nói lời tồi tệ
Lời nói là con dao hai lưỡi, người thông minh không bao giờ nói hết những gì mình nghĩ, nên tu "khẩu nghiệp".
Dù thế nào đi nữa, bạn cũng không nên công kích điểm yếu, chọc vào nỗi đau của người khác. Khiến mọi người khó chịu là một hành vi hại người hại mình. Con người ta sống trên đời, nên biết tôn trọng lẫn nhau. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói mọi người đều vui.
2. Không nói lời ngông cuồng
Núi cao còn có núi cao hơn. Bạn sẽ không bao giờ biết được những người khác rốt cuộc tài giỏi đến mức nào. Bạn có thể tự tin, nhưng không được kiêu ngạo. Phần lớn thất bại của đời người đều đến từ hai chữ, một là "lười", hai là "kiêu".
Người kiêu căng ngông cuồng ắt là mắt nhìn hạn hẹp, không biết trời cao đất dày, chẳng thể kỳ vọng gì được.
3. Không oán trách
Cuộc sống không dễ dàng, ai cũng phải kéo theo gánh nặng của mình mà tiến về phía trước. Than trời trách đất không giải quyết được vấn đề gì cả, chỉ khiến bạn và mọi người xung quanh thêm mệt mỏi.
Đồng thời, càng lan truyền nhiều năng lượng tiêu cực, bạn bè sẽ càng xa lánh bạn. Cứ thế, dần dần sẽ chẳng còn ai bên cạnh lắng nghe bạn nữa, không ai muốn tới gần kẻ suốt ngày than vãn cả.
4. Không nói lời vô nghĩa
Nhiều người cho rằng nói nhiều sẽ mang lại lợi ích. Nhưng bạn ơi, mỗi mùa hè ve sầu đều kêu đến khản cổ rát họng, rồi nó có được gì không?
Đừng nói những lời không có giá trị, nói bao nhiêu cũng vô nghĩa.
Không ai muốn mất thời gian nghe bạn nói liên thiên cả, hãy nghĩ trước khi nói, nói thẳng vào trọng tâm, ngắn gọn, rành mạch, và có ý nghĩa.
Năm không giúp
1. Không cố giúp việc quá sức mình
Giúp người là tốt, nhưng chỉ nên giúp trong phạm vi khả năng cho phép. Giúp được thì hãy giúp, những việc quá sức thì đừng nhận lời.
Bạn cố ra vẻ này kia, rồi đến lúc vất vả giúp được người ta cũng không biết bạn đã khó khăn thế nào, mà giúp hỏng việc người ta lại oán trách.
2. Không giúp những việc vượt quá giới hạn
Giữa người với người, dù quan hệ có tốt đến đâu cũng phải có chừng mực. Trong mọi mối quan hệ, bạn nên biết rõ vị trí của mình là ở đâu, vạch rõ giới hạn giữa bạn và đối phương.
Những việc liên quan đến chuyện gia đình, chuyện riêng tư của người khác thì đừng giúp. Càng giúp những việc quá giới hạn nhiều, người ta lại càng dễ quên mất lòng tốt của bạn. Thậm chí nhiều khi còn sinh ra nghi kỵ, đề phòng.
3. Không giúp người không biết nhớ ơn
Người xưa dạy: chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng. Ở đời, người ta giúp bạn là ân tình, không giúp là bình thường.
Nhưng sẽ luôn có những người cảm thấy sự hy sinh của người là đương nhiên, không biết ơn, không định báo. Loại người này bạn có giúp chục lần trăm lần cũng không biết nhớ ơn, mà chỉ cần một lần bạn không giúp sẽ lập tức trở mặt. Rồi nhỡ xảy ra chuyện gì cũng sẽ lại đổ tội lên đầu bạn. Càng giúp chỉ càng thấy phiền phức.
4. Không cứu đói
Có câu, cứu gấp không cứu nghèo, giúp khó không giúp lười. Khi người khác gặp khó khăn, bạn đưa tay giúp đỡ một chút là nên làm, tích đức cho chính mình và con cháu.
Nhưng nếu người đó không chịu tiến bộ, nghèo khó suốt bao nhiêu năm trời mà chỉ biết kêu than, thì sự giúp đỡ của bạn sẽ chỉ khiến người ta lười biếng hơn mà thôi.
Cứu nghèo cứu đói không bao giờ là đủ cả, nếu bản thân người kia không có quyết tâm đổi đời, thì bạn có giúp cũng chỉ tốn công vô ích.
5. Không giúp những việc vượt quá nguyên tắc
Con người sống trên đời không thể không có những nguyên tắc của riêng mình. Cho dù đối phương là bạn bè người thân thân thiết đến mức nào, cũng hãy cố gắng giữ lấy nguyên tắc của bản thân.
Những nguyên tắc đó là để bạn biết mình là ai, cũng là để bảo vệ bạn. Đừng dễ dàng đánh mất, nếu không hậu quả khôn lường.
Trên đây là "bí kíp" cư xử của những người thông minh, bạn thấy sao?
Báo Dân sinh