Người lao động Ấn Độ như bị tra tấn dưới trời nắng nóng
Những đợt nắng nóng tái diễn ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ khiến Mamta, một công nhân xây dựng, vô cùng mệt mỏi khi phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.
- 28-05-2023Ấn Độ: Quan chức ra lệnh xả nước hồ chứa để tìm chiếc điện thoại bị rơi
- 26-05-2023Khủng hoảng thiếu nước, người dân Ấn Độ phải trèo xuống giếng sâu lấy nước bẩn về dùng
- 25-05-2023Ấn Độ và cơn ác mộng giao thông đường bộ
Nắng nóng khắc nghiệt
"Vào buổi chiều, tình hình thật tồi tệ. Bạn sẽ cảm thấy mình như đang ở trong một cái lò nóng vậy", Mamta nói với tờ Al Jazeera. "Làm việc dưới trời nóng thực sự khó khăn… nhưng cả gia đình đều sống dựa cả vào thu nhập của tôi".
Tuần trước, Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) đưa ra cảnh báo nắng nóng gay gắt xảy ra ở những khu vực như New Delhi, Uttar Pradesh và Haryana.
Nhiệt độ ở một số khu vực của thủ đô Ấn Độ, nơi có dân số hơn 20 triệu người, gần đây đã vượt ngưỡng 45 độ C, khiến thời gian này trở thành một trong những thời điểm nóng nhất trong năm.
Theo IMD, kể từ năm 1901, tháng 2/2023 được ghi nhận mức nhiệt ấm nhất, với nhiệt độ tối đa là 29,5 độ C.
IMD cho biết, nhiệt độ sẽ giảm khi xuất hiện mưa rào ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng và sẽ mang lại sự giải nhiệt rất cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo thời tiết khắc nghiệt hơn sẽ xảy ra trong những tuần và tháng tới.
Aditya Pillai thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (CPR) nói với Al Jazeera: "Ấn Độ luôn là một quốc gia nắng nóng và mức nhiệt cao luôn là một thực tế cuộc sống".
"Số ngày nóng đỉnh điểm và các đợt nắng nóng liên tiếp, đang gia tăng trên toàn quốc", chuyên gia Ấn Độ cho rằng, biến đối khí hậu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 5 cho thấy, các đợt nắng nóng ở các quốc gia Nam Á- Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh và Thái Lan, có khả năng xảy ra cao gấp 30 lần do khủng hoảng khí hậu.
Ảnh hưởng sức khỏe
Ngoài sự bức bối và khó chịu khi làm việc dưới trời nắng nóng, sóng nhiệt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và thậm chí tử vong.
Vào tháng 4, 13 người Ấn Độ thiệt mạng vì say nắng ở bang Maharashtra. Kể từ năm 2010, ước tính có khoảng 6.500 người Ấn Độ tử vong do các bệnh liên quan đến nắng nóng.
Mamta cho biết nhiều lúc cô cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên bị đau đầu vì nắng nóng.
Digambar Behera, một nhà nghiên cứu về phổi nổi tiếng ở Ấn Độ, nắng nóng là nguyên nhân chính đằng sau các vấn đề như mất nước, kiệt sức và mất cân bằng điện giải.
"Có những vấn đề khác như tổn thương thận", ông nói. "Những người đang làm việc ngoài trời nên thực hiện các biện pháp như cung cấp đủ chất lỏng và chất điện giải như glucose, đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời".
Behera cho biết, trong các đợt nắng nóng, những trường hợp cấp cứu tại bệnh viện liên quan đến say nắng và mệt mỏi gia tăng, đặc biệt là ở những người mắc bệnh mãn tính và dễ bị tổn thương nhất.
Chịu đựng mưu sinh
Mamta cho biết: "Tôi không thể nghỉ làm… Làm việc dưới trời nóng như bị tra tấn… nhưng dù nóng đến đâu tôi cũng phải ra ngoài".
Xuất thân từ bang miền bắc Uttar Pradesh, Mamta chuyển đến New Delhi để tìm kiếm mức lương tốt hơn. Hiện tại, cô kiếm được 5-6 USD mỗi ngày.
Một cư dân Delhi khác, Mohammad Salim Khan, làm thợ hàn 13 tiếng mỗi ngày, cũng cho biết bản thân không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục làm công việc cực nhọc trong cái nóng có thể gây chết người.
"Dù trời nóng hay lạnh, tôi không có lựa chọn nào khác là ở nhà", ông bố ba con kiếm được 4-5 USD mỗi ngày cho biết.
Khan cho biết mặc dù làm việc ngoài trời là một công việc tẻ nhạt nhưng ông cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi ở trong nhà.
Ông nói: "Chúng tôi có máy làm mát không khí ở nhà nhưng nó hoạt động không tốt. Đêm đến thật khó ngủ".
Phụ nữ Việt Nam