MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người lao động muốn "nhảy việc" sau Tết cần chú ý những điều này để không bị coi là nghỉ việc trái luật

Người lao động muốn "nhảy việc" sau Tết cần chú ý những điều này để không bị coi là nghỉ việc trái luật

Người lao động nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải bồi thường cho công ty theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019.

1. Nghỉ việc phải báo trước cho công ty

Đối với những ngành nghề, công việc thông thường, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.

Cụ thể, với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động cần báo trước ít nhất 45 ngày. Với hợp đồng có thời hạn từ 12 – 36 tháng, người lao động cần báo trước 30 ngày. Còn với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng, số ngày cần báo trước là ít nhất 03 ngày.

Về hình thức báo trước, hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này nhưng nên có bằng chứng chứng minh đã báo trước theo đúng thời hạn luật định. Người lao động có thể viết đơn hoặc email để thông báo trước về việc nghỉ làm và xin xác nhận của người quản lý hoặc bộ phận phụ trách.

2. Nghỉ việc mà có báo trước thì không cần công ty đồng ý

Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động.

Theo đó, pháp luật hoàn toàn tôn trọng quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động nếu người đó thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, người lao động khi thay đổi công việc chỉ cần chú ý về lý do nghỉ việc để xác định xem mình có cần phải thông báo trước cho công ty biết hay không.

Khi đó, dù công ty có đồng ý hay không thì sự kiện người lao động nhảy việc vẫn được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Người này vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định.

3. Tự ý nghỉ ngang sẽ phải bồi thường tiền

Người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nếu nghỉ ngang, không báo trước. Theo Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ phải bồi thường cho công ty.

Các khoản tiền phải bồi thường bao gồm: nửa tháng tiền lương theo hợp đồng, một khoản tiền ứng với tiền lương của những ngày không báo trước. Ngoài ra, với những trường hợp được đi học nghề, đào tạo nghề có kinh phí, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo.

https://cafef.vn/nguoi-lao-dong-muon-nhay-viec-sau-tet-can-chu-y-nhung-dieu-nay-de-khong-bi-coi-la-nghi-viec-trai-luat-20220129154921509.chn

Anh Tuấn

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên