Người lao động nhận BHXH 1 lần trong giai đoạn dịch Covid-19 chịu những thiệt thòi gì?
Vừa qua, số lượng người lao động đề nghị nhận bảo hiểm xã hội một lần ngày càng tăng. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam lý giải, điều này cũng đồng nghĩa với việc số lao động khi về già không có lương hưu đang tăng lên, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
- 12-09-2021Nhìn lại mô hình 2 nước 'sạch bóng Covid': Cùng có tỷ lệ tiêm trên 70%, cùng xét nghiệm diện rộng, nhưng có điều gì khác biệt?
- 12-09-2021Nếu dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân chậm tiến độ, mỗi ngày Việt Nam phải bồi thường 1 triệu USD
- 11-09-2021Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Kiên Giang kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì để dịch bùng phát
Theo đó, có 5 thiệt thòi đối với người lao động khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong mùa dịch Covid-19.
Số tiện nhận ít hơn số tiền đã đóng
Tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, hàng tháng, người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất; người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ này.
Như vậy, mỗi tháng, người lao động phải đóng tổng 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, tương đương 1 năm đóng 22% x 12 = 2,64 tháng lương.
Trong khi đó, tại khoản 2, điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cứ mỗi năm được: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Có thể thấy, so với số tiền đóng thì số tiền bảo hiểm xã hội một lần nhận được ít hơn rất nhiều.
Không được cộng nối thời gian tham gia BHXH
Theo quy định tại điều 61, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sẽ được cộng nối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đó.
Nhưng nếu người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sau này sẽ được tính mới. Điều này dẫn tới, người lao động có thể sẽ không đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đã hết tuổi lao động hoặc nếu đủ thì tiền lương hưu khi về già cũng rất thấp.
Không được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí
Tại khoản 1, điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, đối tượng được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT bao gồm: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng...
Như vậy, người được nhận lương hưu sẽ được nhận thẻ BHYT miễn phí. Trường hợp đã nhận bảo hiểm xã hội một lần dẫn tới việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì đương nhiên, người lao động phải tự bỏ tiền để tham gia BHYT bằng cách tham gia BHYT hộ gia đình.
"Mất" của để dành khi về già
Khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động không được hưởng bảo hiểm xã hội khi đến tuổi nghỉ hưu. Điều đó đồng nghĩa với việc người lao động không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng và thẻ BHYT để bảo đảm cho cuộc sống, cũng như không được chăm sóc sức khỏe khi về già.
Không được nhận trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất
Khoản 1, điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng với mức bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết.
Bên cạnh đó, theo khoản 1, điều 67, thân nhân của người này nếu đủ điều kiện còn được hưởng tiền tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Hơn nữa, tại điểm a, khoản 1, điều 67 còn quy định, người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thân nhân được nhận khoản tiền này.
Việc nhận bảo hiểm xã hội một lần khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tử tuất của người lao động. Giai đoạn này, nếu không may bị thất nghiệp, người lao động nên đăng ký để nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ và tiếp tục làm việc cũng như tham gia bảo hiểm xã hội.