Người mẹ có con gái học Harvard chỉ yêu cầu con mình làm 3 việc này từ khi còn nhỏ: Đảm bảo có thành tựu!
Không áp dụng phương pháp giáo dục kiểu ‘mẹ hổ, cha sói’, phương pháp dạy con của bà mẹ này thật ra rất đơn giản. Kết quả cô con gái của bà trúng tuyển Đại học Harvard danh tiếng và tìm kiếm được công việc vô cùng tuyệt vời sau khi ra trường.
- 05-01-2022Bà mẹ kế "vàng mười" của showbiz Việt: Viết thư xin được nuôi con chồng, dạy dỗ đỉnh ra sao mà giờ con thành công ở Mỹ
- 05-01-2022Dạy con như nhà tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: "Thẳng tay" cho cậu út làm nhân viên bán hàng, chỉ vỗ vai khi con trai thứ thất bại
- 04-01-2022"Tôi phải làm gì nếu con bị đánh?”, giáo sư tâm lý học tội phạm trả lời đanh thép khiến nhiều người bàng hoàng: Hóa ra trước giờ đã dạy con sai cách!
Sherry là một bà mẹ có con học tại Đại học Harvard nổi tiếng. Con gái bà là 1 trong 4 người ở Trung Quốc được nhận vào Harvard và cô đã tìm được một công việc yêu thích ở London sau khi tốt nghiệp. Bà là thành viên cốt cán của nhóm phụ huynh có con cái học trong khối Ivy League suốt nhiều năm. Bà cũng dành thời gian nghiên cứu kinh nghiệm nuôi dạy con cái, cố gắng tìm ra điểm chung của những gia đình có con cái học trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Những bậc cha mẹ này không phải là "cha sói" hay "mẹ hổ", họ không hề áp đặt các tiêu chuẩn cao hay quá nghiêm khắc với con. Mà ngược lại, họ cho các con mình hoàn toàn tự do và chỉ yêu cầu chúng làm ba điều này từ khi còn nhỏ:
1. Để trẻ hình thành thói quen quản lý thời gian
Nguồn: Internet
Ngay từ khi con đi học mẫu giáo, bà đã chủ động cho con tự sắp xếp thời gian làm bài tập, tắm rửa, vui chơi hàng tuần. Trong phòng của con bao giờ cũng dán thời gian biểu, lịch đó là để con tự mình điền chứ không phải phụ huynh giúp sắp xếp. Bản chất trẻ con vốn ham chơi nên thời gian đầu còn khó khăn. Có khi trẻ lười biếng không chịu điền hoặc có khi điền hết các mục là chơi khiến cha mẹ băn khoăn không biết nên cười hay nên khóc.
Tuy nhiên, dần dần với sự hướng dẫn và kiên trì của mẹ, con đã học được cách kết hợp làm việc và nghỉ ngơi ngay từ lớp 1 theo thời gian biểu tự xây dựng ngày càng khoa học. Vì vậy, con chưa bao giờ không thể hoàn thành bài tập về nhà hoặc không có thời gian để chơi.
2. Để bọn trẻ làm những gì chúng thích và gắn bó với nó
Nguồn: Internet
Bà cho rằng sự quan tâm là người thầy tốt nhất nên không bao giờ ép con làm điều gì con không thích. Từ kiểu dáng, màu sắc quần áo đến việc chọn trường THCS, THPT đều do con tự chọn.
Năm lớp 1, con nói thích vẽ nên không cần phải cân nhắc nhiều, bà cho con đi học lớp vẽ tranh. Từ đó, mỗi khi rảnh con đều vẽ không ngừng, và bà chưa bao giờ giục hay nhắc nhở con về điều này.
Tuy nhiên, trẻ thường thiếu tính kiên trì, nên con gái bà thỉnh thoảng ở tình trạng "chài lưới ba ngày phơi lưới hai ngày". Mỗi khi như vậy, bà sẽ dành thời gian tâm sự với con về sự bền bỉ để phát huy thành công, bằng cách cho trẻ xem những bộ phim hoạt hình đầy cảm hứng, hoặc thậm chí kể cho con nghe những câu chuyện của những họa sĩ thành công, nhưng bà không bao giờ ép buộc.
Vì vậy, niềm yêu thích hội họa của con vẫn được giữ lại cho đến tận bây giờ, và môn học con học ở Harvard cũng là nghệ thuật. Từ đó, bà cho rằng "thích" và "kiên trì" chính là cơ sở để ươm mầm những đứa con ưu tú.
3. Để trẻ tự lập
Nguồn: Internet
Từ nhỏ, bà đã ý thức rèn luyện cho con tính tự lập. Lên 2 tuổi, con gái bà đã biết tự mặc quần áo, tự ăn, ngủ. Bà tin rằng những đứa trẻ tự lập có ý tưởng riêng của chúng, vì vậy chúng có ý kiến riêng về cách học và lựa chọn khóa học nào bằng cách hỏi bạn học của chúng hoặc tham gia các lớp học phụ đạo vào cuối tuần.
Là một người mẹ, bà chưa bao giờ tỏ ra thất vọng hay hài lòng về việc học của con trước mặt con, cũng như chưa bao giờ áp đặt con nên học như thế nào, thi bao nhiêu điểm, vì thái độ của cha mẹ sẽ tạo áp lực cho con. Vì vậy, ngay từ nhỏ con đã nghĩ việc học là việc của mình chứ không phải của cha mẹ, học giỏi hay không sẽ ảnh hưởng đến bản thân chứ không phải cha mẹ, và mọi nỗ lực của con là vì tương lai của chính bản thân mình.
Doanh nghiệp và tiếp thị