Người mê tiền điện tử thường xuyên đến gặp các nhà tâm lý học
Các trung tâm phục hồi chức năng vừa ghi nhận thông tin rằng các bác sĩ của họ ngày càng phải đối mặt với nhiều người nghiện giao dịch tiền điện tử đến nhờ trợ giúp.
- 20-07-2022Làn sóng ‘đóng băng’ tuyển dụng, sa thải hàng loạt tại các gã khổng lồ công nghệ thế giới
- 20-07-2022Snapchat bỗng nhiên trở thành ‘đối thủ’ của Zoom
- 20-07-2022Phát động chương trình Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên
Trung tâm phục hồi chức năng tại Phòng khám Dr. Isaev đã ghi nhận sự gia tăng số lượng bệnh nhân phụ thuộc vào giao dịch chứng khoán và giao dịch tiền điện tử. Theo Tatyana Meteleva, người đứng đầu trung tâm phục hồi chức năng “Chẩn đoán kép” của Phòng khám Dr. Isaev cho biết những bệnh nhân như vậy đã mắc chứng nghiện ban đầu, thường là nghiện cờ bạc. Do đó, đối với họ, tiền điện tử đã trở thành một loại hình thay thế mới cho thực tế. Nhưng theo Meteleva, điều này không có nghĩa là bất cứ ai giao dịch tiền điện tử đều phải chờ đợi sự điều trị chuyên biệt.
Theo giải thích, trong khi những người thông thường có thể tự quản lý để tham gia vào tiền điện tử và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán khi rảnh rỗi, những người nghiện lại khác. Họ sẽ bắt buộc phải tham gia vào thế giới tiền điện tử và sàn giao dịch, kích hoạt cơ chế phấn khích, hưng phấn khi thắng, tuyệt vọng vì thua lỗ,…
Còn theo Viktoria Pashkovskaya, người đứng đầu trung tâm phục hồi Nezavisimost tại Phòng khám Dr. Isaev, độ tuổi trung bình của người nghiện tiền điện tử là 30 tuổi trở lên. Chuyên gia đánh giá bởi những người đến trị liệu và tư vấn.
Theo bác sĩ tâm lý, khi chơi trên sàn chứng khoán, người chơi có cảm giác thèm chiến thắng, giống như nghiện chất hóa học. Nếu không thể chuyển đến các trung tâm chuyên biệt thì người nghiện có thể tham gia vào các cuộc họp - nhóm của họ và tiếp tục tham gia vào các cuộc chơi.
VOV