Người miệng lưỡi giỏi, lộc đến nhất thời; Người tâm tốt, khéo ăn nói hay không, vẫn đảm bảo một đời hiển vinh
Làm người cốt ở cái tâm chứ không phải ở cái miệng. Làm việc hãy làm bằng cái tâm thay vì chỉ buông những lời nói suông.
- 16-04-20203 kiểu "uốn lưỡi 7 lần" cũng không được phép nói ra: Lỡ miệng một lần, hối hận cả đời
- 28-01-2020Gửi những bạn trẻ độ tuổi 20: Đừng sống vì miệng lưỡi người đời, cũng đừng sống thay hay sống vì một ai khác
- 16-11-2019Bị hàm oan làm thiếu nữ nhà lành có thai, vị Thiền sư trả lời đúng 2 chữ và bài học quý giá trước miệng lưỡi thế gian
Lời nói hay, êm ấm một lúc
Nhà thơ Tagore từng nói: "Sự chân thành giả dối còn đáng sợ hơn ma quỷ."
Những lời đường mật không chỉ lừa gạt mà còn làm tổn thương người nghe. Người tâm địa xấu xa, thường dùng lời nịnh hót để đạt được mục đích của mình.
Thời nhà Đường, thái tử Lý Trị có một cận thần thân tín tên là Lý Nghĩa Phủ. Y rất giỏi nịnh bợ thái tử. Khi Lý Trị đăng cơ, y trở thành tâm phúc của hoàng đế. Sau này, nhờ giúp Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng hậu mà y được phong làm Tể tướng.
Trước mặt, y ra vẻ đạo mạo trang nghiêm, luôn cung kính với mọi người. Sau lưng, y lại làm biết bao chuyện tày trời như: tham ô hối lộ, mưu hại đại thần… Cuối cùng, y bị các quan triều đình dâng tấu vạch tội. Gia quyến bị lưu đày và bản thân cũng có kết cục bi thảm. Lý Nghĩa Phủ vì dẻo miệng mà leo lên đến chức tể tướng, nhưng lòng dạ quá xấu xa đã khiến hắn đánh mất tất cả.
Lời nói hoa mỹ có thể giúp ta có lợi thế trong một thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, những người nói hay mà làm không giỏi sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Người lương thiện dám nói lời ngay thẳng, còn kẻ dẻo miệng lại hay lắm mưu mô.
Người ăn nói ngay thẳng thường tâm địa lương thiện, còn người lòng dạ nham hiểm lại hay nói lời hay.
Người biết ăn nói không hẳn đã là người tốt, còn người ăn nói vụng về chưa chắc đã là kẻ xấu.
Người xấu thường biết dùng lời đường mật để đánh lừa người khác. Nhưng cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, loại người này sớm muộn cũng phải nhận quả báo.
Người muốn đắc nhân tâm thì phải có thiện tâm. Tục ngữ có câu: "Mồm miệng đỡ chân tay." Bạn có tài ăn nói thì tự thân bạn sẽ có một vài lợi thế nhất định. Bạn có tấm lòng lương thiện thì bạn sẽ được hưởng một đời bình an.
Tâm địa tốt, an yên một đời
Shakespeare đã nói: "Tôi luôn bị cảm động trước những con người thật thà chất phác". Một trái tim lương thiện không chỉ sưởi ấm người khác mà còn sưởi ấm chính mình.
Lisa là nhân viên trong một nhà hàng tại New Jersey, Mỹ. Một ngày nọ vào lúc 5 rưỡi sáng, có hai người lính cứu hỏa bước vào quán gọi hai cốc cà phê. Họ có vẻ mệt mỏi và kiệt sức sau khi trở về từ một vụ cháy ở gần đấy. Thấy vậy, Lisa đã trả tiền cà phê cho họ và để lại một mẩu giấy nhắn: "Cảm ơn sự hi sinh của các anh. Bữa sáng hôm nay tôi mời."
Đọc xong, hai người lính rất xúc động. Họ liền chụp ảnh lại mẩu giấy nhắn và bữa ăn sáng rồi chia sẻ lên mạng xã hội. Bài đăng ấy bất ngờ nhận được sự tán dương của nhiều người. Sau đó, họ tình cờ biết chuyện về gia đình của Lisa. Cha cô bệnh nằm liệt giường. Khoản viện phí lớn luôn khiến cô phải xoay sở chật vật mỗi tháng. Bằng sự kêu gọi của những người lính cứu hỏa, mọi người đã quyên góp hơn 60 nghìn USD để chữa bệnh cho cha của Lisa. Lisa nói, khi cô mời họ, cô chỉ mong họ vui vẻ chứ không nghĩ đến việc yêu cầu họ phải làm gì cho mình. Lòng tốt của Lisa đã được đền đáp xứng đáng.
Nhà triết học Jean-Jacques Rousseau từng nói: "Lợi ích của việc hành thiện chính là làm cho tâm hồn con người trở nên cao thượng. Từ đó, chúng ta sẽ có nhiều nghĩa cử cao đẹp hơn nữa." Lòng tốt quý như vàng. Người lương thiện biết giúp đỡ người khác bằng cái tâm của mình. Và những khi họ gặp khó khăn, sẽ có rất nhiều người sẵn lòng giúp đỡ họ.
Làm người cốt ở cái tâm
Chúng ta cần người làm được chứ không cần người nói mà không làm. Người muốn đường đi bớt chông gai chỉ có cách giữ cho mình tấm lòng ngay thẳng và lương thiện.
Công ty của Tuấn bị phá sản. Anh đã bán sạch tất cả đồ quý giá trong nhà nhưng vẫn chưa đủ để trả nợ. Con anh lại sắp phải đi học, nên anh đành vay tiền khắp nơi.
Những người bạn thân thiết trước kia đều từ chối cho anh vay. Lòng anh vô cùng tuyệt vọng. Anh thử liên lạc với một người bạn cũ đã lâu không nói chuyện. Thú thật rằng anh cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở người bạn này, bởi anh và người đó không thân với nhau lắm. Không ngờ khi anh hỏi vay, người bạn kia lại bất ngờ đồng ý mà không kì kèo gì. Điều này khiến anh cảm động đến rơi nước mắt.
Mấy năm sau, anh gây dựng lại được sự nghiệp. Những người trước kia từ chối anh nay lại đến nịnh hót: "Thực tình tôi không hề biết anh khi ấy lại khốn đốn như vậy. Nếu tôi biết, tôi nhất định sẽ giúp." Chỉ có duy nhất người bạn ấy là vui mừng cho anh mà không hề nhắc lại chuyện cũ. Anh mới ngộ ra rằng, người thực sự tốt với mình không thích nói ra miệng mà luôn để trong lòng.
Hoàng tử Pháp Rochefoucauld từng nói: "Chân thành là dấu hiệu của một tâm hồn cởi mở." Chân thành thể hiện bằng hành động, chứ không phải bằng lời nói.
Chân tình không thể diễn tả bằng lời, nhưng nó sẽ biến thành hành động vào lúc bạn cần nhất. Có câu: "Tin nhầm một người, hủy hoại một người."
Lời nịnh bợ càng nghe nhiều càng thấy sợ. Lời thật tâm nghe càng nhiều, lại càng thấy ấm lòng.
Lời hay khiến ta vui tai trong chốc lát. Lời thật tâm dù khó nghe nhưng vẫn luôn khiến ta mỉm cười mỗi khi nghĩ về.
Làm người quý ở cái tâm. Giữa người với người, điều cần nhất chính là sự chân thành. Những lời nói như rót mật vào tai sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi đứng trước sự thật. Bạn chỉ thực sự yêu quý một người khi biết đặt mình vào hoàn cảnh của họ mà nghĩ cho họ.
Pháp luật và bạn đọc