Người Mỹ xử lý thế nào với tội phỉ báng trên Facebook?
Kể từ khi Facebook ra đời, nó đã trở thành một xã hội trên mạng. Nhiều điều trên Facebook là ảo nhưng nhiều điều trên thế giới ảo có thể dẫn tới những hậu quả ngoài đời thực. Phỉ báng là một trong số đó.
- 19-03-2022Facebook vừa lập tài khoản… TikTok: Màn ‘quỳ sụp' nhận thua ê chề hay chiêu trò lôi kéo người dùng của Mark Zuckerberg?
- 11-03-2022Nổi lên nhanh chóng đe dọa cả vị thế của Facebook, Tiktok đang bị biến thành mặt trận tin giả giữa căng thẳng Ukraine - Nga
- 24-02-2022Metaverse liệu có giúp Facebook 'đổi vận': 500 tỷ USD vốn hóa giảm trong 6 tháng, Mark Zuckerberg mải mê đốt tiền dù chưa biết tương lai sẽ ra sao
- 23-02-2022Facebook vừa có động thái khiến TikTok 'khóc thét': Ra mắt tính năng video ngắn Reels trên toàn cầu, hứa hẹn người làm nội dung sẽ kiếm được nhiều tiền
- 22-02-2022'Cỗ máy' quảng cáo vô địch thế giới bị Apple đánh sập, đế chế Facebook lâm nguy: Tổn thất tính bằng chục tỷ USD, các công ty lớn nhỏ lũ lượt chuyển tiền sang TikTok, Google
Theo trang tư vấn pháp luật HR.org của Mỹ, đăng thông tin lên Facebook có thể khiến một người cảm thấy được ẩn danh, đặc biệt nếu thông tin đó không phải những không phải sự thực. Tuy nhiên, không phải tất cả những gì họ đăng lên Facebook đều là ảo và họ hoàn toàn vô can. Chúng có thể trở thành bằng chứng chống lại họ trong một vụ kiện.
Phỉ báng người khác
Không ít thông tin trên Facebook nhằm hạ thấp uy tín, danh dự hoặc làm xấu hình ảnh của người khác. Để chứng minh đây là hành vi phỉ báng, nạn nhân cần chứng minh những bài post đó là sai và khiến họ bị tổn thương. Nếu là lời nói, nó thường được gọi là "vu khống" trong khi nếu là bài viết, đó được gọi là phỉ báng.
Nhiều người coi Facebook là một kênh riêng tư để chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, mạng xã hội này được nhiều người coi là một diễn đàn công cộng. Hơn nữa, nhiều tòa án ở các tiểu bang khác nhau của nước Mỹ cũng có những biện pháp khác nhau để xử lý tội phỉ báng.
Dẫu vậy, để chứng minh điều đó cũng không hề đơn giản.
Người bị phỉ báng phải chứng minh tuyên bố đó gây tổn hại cho cá nhân họ, bao gồm cả danh tiếng. Điều này có thể khiến một người phải xác định xem họ chịu thiệt hại như thế nào, chẳng hạn như bị tẩy chay, làm ăn thất thu…. Một số bang ở Mỹ cũng có tiêu chuẩn khác nhau cho hành vi vu khống. Đó có thể là nói ai đó đã phạm tội, không đủ năng lực chuyên môn, mang bệnh hoặc có những vấn đề khác về hành vi của họ.
Tuy nhiên, sự thật có thể là biện pháp bảo vệ cho một vụ kiện phỉ báng. Việc một người lặp lại các tuyên bố trung thực về ai đó, ngay cả khi tuyên bố đó có thể gây tổn hại tới danh tiếng của người đó, sẽ không bị coi là vu khống.
Dẫu vậy, một số bang khác nhau của Mỹ cũng có những quy định khác nhau trong việc xử lý tội phạm này. Ví dụ, có nơi coi việc dẫn lại các thông tin phỉ báng này không phải người phát hành thông tin ban đầu và được miễn trừ trách nhiệm. Luật ở một số tiểu bang cũng sẽ giảm trừ trách nhiệm nếu một người nhanh chóng xóa bài đăng của họ trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, không chỉ tội phỉ báng. Rất nhiều hành vi tương tự trên mạng xã hội cũng đã được các tiểu bang của Mỹ đưa vào phạm vi điều chỉnh.
Quấy rối
Bắt nạt trên mạng và sự gia tăng các hành vi đe dọa trên mạng xã hội đã dẫn đến việc nhiều bang ban hành những luật đặc biệt nhằm nghiêm cấm hành vi này. Ngay cả khi chưa có luật, người ta cũng có thể sử dụng luật quấy rối trong đời thực để các tiểu bang để tạo cơ sở cho một vụ kiện quấy rối trên mạng. Điều này có thể bao gồm các trường hợp mạo danh người khác để cung cấp thông tin sai lệch.
Xâm phạm quyền riêng tư
Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới các hành động pháp lý phát sinh từ việc đăng thông tin lên Facebook nhưng xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Không chỉ thông tin, ngay cả các hình ảnh khiến ai đó xấu hổ cũng có thể trở thành bằng chứng cho việc xâm phạm quyền riêng tư.
Tham khảo: HR.org