Người nghèo bị bỏ lại phía sau sự phục hồi kinh tế toàn cầu
Trong báo cáo mới công bố, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế khẳng định người nghèo, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp tục bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phục hồi.
- 25-11-2016Cổ phiếu NHP lao dốc, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
- 22-11-2016Có TPP hay không, kinh tế Việt Nam vẫn hội nhập sâu rộng
- 21-11-2016Lập Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế 2017
- 17-11-2016Tài chính quyết định "tan hợp" của cuộc hôn nhân, hãy nghe chuyên gia kinh tế gợi ý những bí quyết vàng để viên mãn
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khẳng định kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ nhưng sự phục hồi ấy diễn ra không đều. Thu nhập của nhóm 10% những người nghèo nhất ở các nước phát triển bị giảm tới 16,2% từ năm 2007-2010 nhưng nhóm 10% những người giàu nhất chỉ giảm 4,6% thu nhập trong cùng giai đoạn.
Trong khi đó, việc phục hồi cũng đang diễn ra bất cân bằng. Trong suốt giai đoạn 2010 tới 2014, nhóm 10% những người giàu nhất đã đạt tới mức tiệm cận thời điểm trước khủng hoảng. Trong khi đó, nhóm 10% những người nghèo nhất vẫn lẹt đẹt ở mức 14% kém hơn thời điểm trước khủng hoảng.
Dữ liệu của OECD cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng nhất xảy ra ở Mỹ. Ngược lại, các nước Bắc Âu như Iceland, Na Uy và Đan Mạch có tình trạng bất bình đẳng thấp nhất trong hàng ngũ các quốc gia phát triển.
Tại Anh, OECD khẳng định quốc gia này sẽ không thể trở về mức tiền khủng hoảng trước năm 2021. Một trong những vấn đề gây ra sự trì hoãn phục hồi ở Anh chính là Brexit. Việc rời liên minh châu Âu sẽ gây nhiều hệ lụy với nền kinh tế Anh và cả khu vực.
Các nhà lãnh đạo thế giới cũng phải đồng ý rằng bất bình đẳng thu nhập là vấn đề lớn. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 mới diễn ra ở Trung Quốc, lãnh đạo 20 nên kinh tế hàng đầu thế giới kêu gọi hành động nhiều hơn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng đều.