Người người chen chúc "chui kiệu cầu may" tại lễ hội Đền Và
Theo quan niệm dân gian, người nào chui qua được kiệu rước của Đền Và sẽ may mắn cả năm, còn em bé nào chui qua kiệu sẽ mau ăn chóng lớn. Vì thế hàng chục nghìn người xem hội chen chúc chui qua kiệu Thánh bằng được.
Lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - một trong những lễ hội văn hóa truyền thống đông vui nhất xứ Đoài xưa. Lễ hội Đền Và 2023 sẽ được diễn ra từ chiều ngày 4/2 đến sáng ngày 7/2/ (tức chiều ngày 14 tháng Giêng đến sáng ngày 17 tháng Giêng năm Quý Mão).
Đoàn rước gồm 3 cỗ kiệu chính và những kiệu lễ của các thôn làng, đội múa rồng cùng các đội bát bửu, đội nhạc, đội tế, đội dâng hương… Hình thức rước phản ánh tục “cầu nước” và múa rồng là biểu trưng cho sự vận động của bầu trời, mong cho mưa thuận, gió hòa.
Đặc biệt, tục "chui kiệu" là một nét độc đáo trong lễ rước Thánh Tản Viên trong lễ hội Đền Và.
Theo quan niệm dân gian, ai chui qua gầm kiệu ba lần, người đó sẽ cầu được vạn sự như ý vì thế già, trẻ, gái, trai, nhất là các em nhỏ ai cũng háo hức chen nhau chui qua gầm kiệu để xin phúc lộc, mong mạnh khoẻ, thông minh và may mắn.
Vì thế hàng chục nghìn người xem hội chen chúc chui qua kiệu Thánh bằng được.
Việc quá đông người chen lấn khiến những người rước kiệu luôn phải giữ vững tay để kiệu không bị đổ.
Lượng người chui qua kiệu quá lớn khiến lực chức năng phải phân luồng đám đông.
Nhiều trẻ em khóc lớn khi bố mẹ cố gắng đưa bé chui gầm kiệu.
Việc chui gầm kiệu phải thực hiện 3 lần mới "hiệu nghiệm" càng khiến quanh khu vực kiệu trở nên hỗn loạn.
Cảnh chen chúc nhau chui qua kiệu Thánh.
Ngay cả những đứa trẻ đang phải bế ẵm trên tay cũng được bố mẹ cho chui qua kiệu.
Đoàn rước nhiều lần bị gián đoạn.
Cảnh bên trong gầm kiệu.
Cảnh xô đẩy bên cạnh kiệu thánh.
Đoàn rước kiệu liên tục nhắc nhở du khách.
Tiền Phong