Người Nhật gọi khoai lang là 'vua chống ung thư', nên ăn đúng thời điểm vàng
Khoai lang tuy rất tốt nhưng chúng sẽ chỉ phát huy đầy đủ tác dụng nếu được ăn vào những thời điểm phù hợp.
- 20-04-2023Ăn khoai lang hay khoai tây tốt hơn? Cách ăn khoai lành mạnh nhất được chuyên gia bật mí
- 27-03-2023Tác động bất ngờ lên sức khỏe khi ăn bắp cải, khoai lang tím
- 16-12-2022Bác sĩ giải đáp câu hỏi: 'Ăn khoai lang mỗi ngày giúp hạ hay tăng đường huyết?'
Trong danh sách các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, khoai lang có lẽ vẫn là một trong những cái tên đứng đầu bảng.
Nhiều chuyên gia sức khỏe coi khoai lang như "củ trường sinh" và thậm chí còn mệnh danh là "vua chống ung thư". Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản vào năm 2014, đã phát hiện ra các loại rau quả có thể chống ung thư.
Trong số 20 loại rau củ quả có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt, khoai lang chín và khoai lang sống chiếm vị trí quán quân và á quân. Các nhà nghiên cứu cho biết, khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, cùng nhiều chất xơ, caroten, pectin, axit amin, các loại vitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng như canxi và kali, giúp bảo vệ toàn vẹn cấu trúc của tế bào biểu mô người và ngăn chặn các chất gây ung thư.
Khoai lang tuy rất tốt nhưng chúng sẽ chỉ phát huy đầy đủ tác dụng nếu được ăn vào những thời điểm phù hợp.
Thời điểm trong ngày không nên ăn khoai lang
Theo bác sĩ dinh dưỡng Chen Jianzhen (Học viện giáo dục tự nhiên ở Đài Loan, Trung Quốc), buổi chiều, buổi tối và khi bụng rỗng là những thời điểm không nên ăn khoai lang. Khả năng trao đổi chất của cơ thể kém vào sau 12 giờ trưa, do đó hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, gây tăng gánh nặng cho cơ thể.
Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày, đặc biệt là đối với những người dạ dày yếu hoặc người cao tuổi. Nếu ăn khoai lang khi bụng rỗng, do củ khoai lang chứa nhiều chất đường, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua và sinh hơi trướng bụng.
Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc hoặc nướng thật chín kỹ. Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyên mọi người không nên ăn vỏ khoai lang vì không tốt cho tiêu hóa.
Thời điểm vàng để ăn khoai lang
Khoai lang mới được đào lên chứa nhiều dưỡng chất nhất. Nếu khoai lang để lâu, lượng nước giảm, lượng đường tăng, tinh bột bị biến đổi và các khoáng chất dần mất đi.
Trong ngày, thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn sáng với khoai lang giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư, tim mạch, đột quỵ và giảm cân hiệu quả.
Khoai lang là loại củ được trồng nhiều tại Việt Nam, quá trình chăm bón cũng rất đơn giản nên bạn sẽ bớt đi nỗi lo về thực phẩm bẩn. Bạn có thể dùng khoai làm bữa sáng mỗi ngày mà không sợ rước thêm bệnh. Đặc biệt, loại củ "dân dã" này chứa ít tinh bột nên có thể khiến bạn no lâu mà không béo, hỗ trợ giảm cân vô cùng tốt.
Những đối tượng không nên ăn nhiều khoai lang
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), dù khoai lang được coi là món ăn rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt.
Cụ thể là 4 nhóm người sau đây không nên ăn nhiều khoai lang:
- Người bị bệnh thận
Người bệnh thận sẽ có chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều kali, ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến nhóm người này đối mặt với những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
- Người gặp vấn đề về đường tiêu hóa
Bạn không nên ăn khoai lang khi có hệ tiêu hóa không tốt vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.
- Bệnh nhân dạ dày
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu ăn khoai lang sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người đang đói
Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sình hơi trướng bụng.
Phụ nữ Việt Nam
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện
- Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư: 3 thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu