Người phụ nữ 29 tuổi trở về từ cõi chết sau 72 tiếng cấp cứu vì suy đa tạng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân là 1 căn bệnh ngày càng nhiều người trẻ mắc phải
Rất nhiều người trẻ đang vô tình làm tổn thương tế bào tiểu đảo tụy và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi bằng những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Đáng sợ là căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- 10-04-2021Bé gái bị suy đa tạng nhập viện trong tình trạng nguy hiểm, bác sĩ cảnh báo đừng đụng vào món ăn ven đường quen thuộc này
- 01-11-2020Ăn nhiều hoa quả, chàng trai 24 tuổi bị suy đa tạng nghiêm trọng và 3 thói quen ăn uống nên bỏ để tránh tình trạng tương tự
- 15-08-2019TS.BS BV Nhi TƯ: Để không bị hỏng gan, suy đa tạng do thuốc hạ sốt, cần phải biết điều sau
Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) cho biết, 50% bệnh nhân đái tháo đường có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống. Nhưng bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nhanh và biến chứng đái tháo đường sẽ đến sớm hơn, tiến triển nặng hơn ở người trẻ so với người lớn tuổi.
Người phụ nữ 29 tuổi tên Lin, sống tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã trải qua 1 cơn suy đa tạng "thập tử nhất sinh" vì biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối. Điều quan trọng là chính cô cũng không biết bản thân mình trước đó đã mắc bệnh tiểu đường.
Khoảng giữa tháng trước, cô đột nhiên thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Cụ thể là luôn cảm thấy mệt mỏi toàn thân, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn. Lúc đầu, cho rằng mình làm việc quá sức nên cô chỉ cố gắng chịu đựng, nhưng đến khi tình trạng tồi tệ hơn, mỗi ngày nôn tới 10 lần khiến cô thật sự hốt hoảng.
Ngày 25/7, cô quyết định đi khám, bác sĩ lập tức cho cô nhập viện tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân số 1 Quảng Châu (Trung Quốc). Khi được bác sĩ hỏi, cô khẳng định mình không hề ăn bất kỳ loại thức ăn đặc biệt nào trong những ngày qua, bản thân và gia đình đều không có tiền sử bệnh tiểu đường.
Nhưng đúng như nghi ngờ của bác sĩ, báo cáo xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết của Lin là 38,86 mmol/L, cực kỳ cao so với mức bình thường là dưới 11,1 mmol/L. Amylase trong máu của cô ấy cũng cao tới 396 U/L, trong khi mức bình thường là 30-110 U/L.
Đồng thời, lượng ceton trong máu, bạch cầu, pH, kiềm dư, axit lactic, troponin và các chỉ số khác của cô đều có những bất thường nghiêm trọng. Kết quả chụp CT bụng cho thấy phần đuôi của tuyến tụy của cô đã bị sưng, chẩn đoán viêm tụy cấp.
Tuy nhiên, điều khiến các bác sĩ bối rối là kết quả đo huyết sắc tố glycosyl là 6,2%, tức là mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng trước ổn định. Vậy chuyện gì đã khiến cô trở thành bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 với biến chứng nghiêm trọng đến vậy chỉ trong thời gian ngắn?
Lúc này, các nỗ lực giảm đường huyết đều không có hiệu quả, huyết áp giảm mất kiểm soát, suy tim, hô hấp không ổn định. Nhận thấy các triệu chứng suy đa tạng và bệnh nhân bắt đầu nguy kịch, bác sĩ lập tức chuyển Lin đến phòng cấp cứu.
Sau 8 giờ đồng hồ cấp cứu liên tục, Lin cuối cùng cũng thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, mặc dù các dấu hiệu sinh tồn vẫn chưa ổn định. Cô được chuyển đến phòng chăm sóc tích cực (ICU) với 1 nhóm bác sĩ túc trực 24/7.
Tại đây, các y bác sĩ vẫn phải không ngừng điều hòa huyết áp, tiêm insulin liều thấp để kiểm soát đường huyết, bổ sung kiềm, loại bỏ ceton, nuôi dưỡng cơ tim, ức chế axit và bảo vệ dạ dày cùng nhiều biện pháp y tế phức tạp khác.
Thực tế là Lin rất khác so với những bệnh nhân tiểu đường hoặc viêm tụy thông thường. Cô còn rất trẻ, khỏe mạnh, trước đó không có tiền sử bệnh tiểu đường, nhưng các biến chứng và suy đa tạng lại tiến triển quá nhanh.
Bác sĩ Ye Heng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện cũng cho rằng các triệu chứng của cô Lin rất đặc biệt, mặc dù tình trạng đã được kiểm soát nhưng hoàn toàn không loại trừ khả năng tái phát cấp tính, cần theo dõi sát sao.
Nhóm hội chẩn bao gồm cả bác sĩ Ye Heng và Phó Giám đốc Bệnh viện là ông Wang Shao Sheng mất nhiều giờ để phân tích và đối chiếu, cuối cùng cũng đưa ra được nguyên nhân và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Do các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh khiến các tiểu đảo tụy của Lin bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tăng lượng đường trong máu và trở thành bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối. Bệnh này biến chứng nguy hiểm, dẫn đến sốc, kết hợp với viêm tụy, viêm cơ tim nên gây ra tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan.
Sau gần 72 giờ điều trị tích cực theo phác đồ mới, tình trạng của Lin cuối cùng đã ổn định, cô được rời khỏi ICU và chuyển đến Khoa Nội tiết để tiếp tục điều trị. Hiện tại, cô đã bắt đầu hồi phục và dự kiến xuất viện vào cuối tháng 8.
Bác sĩ Ye Heng cũng nhấn mạnh thêm, bệnh tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát và tiến triển cực kỳ nhanh, chủ yếu ở độ tuổi 18 - 35. Tỷ lệ tử vong sau biến chứng rối loạn chuyển hóa rất cao do dễ gây suy các cơ quan. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào 24 giờ đầu tiên sau biến chứng.
Vì vậy, ông khuyên mọi người, đặc biệt là giới trẻ hãy sống lành mạnh, chăm thể thao, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, thường xuyên khám sức khỏe và lập tức đến bệnh viện khi có biểu hiện bất thường để không xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
Nguồn và ảnh: QQ, ETtoday, Healthline
Pháp luật và bạn đọc