Người thường bán sức lấy lương, tỷ phú đi ngủ tiền cũng tự tìm tới, khác biệt ở chỗ: Kiếm tiền không phải để tiêu, để tiền tự sinh sôi mới là nước đi khôn khéo
Người giàu không hạnh phúc vì nhiều tiền mà ngược lại, họ nhiều tiền vì hạnh phúc!
- 28-02-2022Jack Ma ‘chỉ mặt’ người nghèo: Đều do nguồn cơn này nên mãi không thoát được kiếp 'túng bấn'
- 28-02-2022Không gian sống "chuẩn resort" trong căn biệt thự 500m2 bên bờ sông Hàn: Phòng khách rộng 100m2 với nội thất làm từ gỗ óc chó, riêng bộ đèn chùm đã trị giá 1 tỉ đồng,
- 28-02-2022Buông bỏ trói buộc vật chất mới là hạnh phúc: "Bỏ túi" 5 BÍ QUYẾT để sống trọn vẹn từng ngày, an yên vui vẻ tận trong tâm hồn
Khi được hỏi kiếm tiền để làm gì, sẽ có 2 nhóm người đưa ra câu trả lời như sau. Nhóm người thứ nhất: Để tiền trong tài khoản duy trì ở mức nhất định, hoặc tiếp tục tăng lên. Nhóm thứ hai: Tiền là để tiêu.
Câu trả lời trên đã chỉ ra sự khác biệt giữa những người làm công làm ăn và các ông chủ lớn. Trên thực tế, các tỷ phú đều có nguyên tắc riêng của mình. Khi nhìn vào những việc họ làm, không khó để nhận ra 4 nguyên tắc của người giàu.
Cụ thể, những người có thu nhập khác biệt so với những người còn lại làm việc dựa trên những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, những người giàu không bị chìm đắm trong quá khứ
Khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chúng ta luôn lầm tưởng rằng cuộc sống của chúng ta sẽ suôn sẻ như vậy.
Theo David S. Landes: "Những người giàu là những người lạc quan, không phải vì họ luôn đúng, mà vì họ suy nghĩ tích cực. Thậm chí, họ còn tự mình làm những điều sai trái. Dù vậy, họ vẫn giữ thái độ tích cực. Chính suy nghĩ tích cực giúp họ đạt được mục tiêu, cải thiện bản thân và cuối cùng là dẫn đường đến thành công".
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Lee Min-gyu, giáo viên danh dự của Khoa Tâm lý học tại Đại học Châu Á, cho biết trong cuốn sách "Hành động là câu trả lời": "Suy nghĩ quyết định hành độngvà hành động quyết định số phận của chúng ta. Định nghĩa về bản thân cũng quyết định hành động của chúng ta, và sau đó là cả số phận. Đây được gọi là Hiệu ứng tự định nghĩa".
Thứ hai, người giàu lắng nghe lời khuyên của người giàu
Có một câu chuyện của người đàn ông đang trên đỉnh cao bỗng nhiên bị "thất thế" do xuất hiện nhiều đồi thủ cạnh tranh. Điều đầu tiên anh làm khi quyết định thay đổi mô hình kiếm tiền của mình là chuyển ra khỏi tòa nhà đang sống.
Lúc đó làm ăn không thuận lợi nên anh bán căn hộ chung cư và văn phòng với giá thấp hơn dự kiến, tài sản còn lại duy nhất là căn nhà thuê. Cũng chính từ đó, anh bắt đầu đọc những cuốn sách liên quan đến bất động sản và học kiến thức mới.
Ngoài ra, anh cũng bắt đầu đi tham khảo ý kiến của những người bạn làm bất động sản lâu năm. Kết quả là anh nhận ra một sự thật đáng kinh ngạc - các giải pháp của họ gần như giống nhau! Hóa ra họ cũng lắng nghe ý kiến của những người giàu có khác.
Thứ ba, người giàu luôn có kế hoạch dự phòng
Khi người giàu bắt đầu đầu tư, họ sẽ xem xét tất cả các biến số có thể xảy ra và đặt trước các biện pháp đối phó trong tương lai.
Những người giàu thường có tầm nhìn xa. Điều này gần như bị lãng quên trong xã hội con người chạy theo những thú vui tức thời. Những người bình thường sẽ có các mục tiêu ngắn hạn, hoặc không có mục tiêu nào cả. Lý do là vì họ cho rằng những điều này không cần thiết.
Người sống bằng đồng lương hàng tháng khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, gần như không thể kiếm sống được. Ví dụ, có những người bị sa thải do ảnh hưởng của Covid-19 gần như "điêu đứng" vì không có đủ tiền tiết kiệm.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Trong khi đó có thể thấy trong đại dịch, những người giàu vẫn tiếp tục giàu lên. Lý do là bởi họ đầu tư tiền vào nhiều nguồn khác nhau. Nhờ vậy, họ luôn có thu nhập đến từ nhiều kênh và không bị phụ thuộc vào một nguồn tiền nào cả.
Thứ tư, người giàu chấp nhận cả những tình huống xấu nhất
Người ta cho rằng càng giàu thì càng keo kiệt. Người giàu thích tiêu tiền vào các khoản đầu tư, nhưng thực tế họ lại suy xét nhiều hơn trước khi đưa ra một quyết định. Họ có thể bỏ ra một số tiền lớn để mua những chiếc túi hiệu hay bữa ăn đắt đỏ. Tuy nhiên, trước khi quyết định trả tiền, những người này đã tính toán và cân nhắc về những lợi ích đằng sau.
Những người giàu có sẵn sàng chấp nhận rủi ro có tính toán hơn. Họ có thể chấp nhận những sự cố vì nguồn thu nhập của họ rất đa dạng. Ở vị trí của mình, họ có nhiều lựa chọn cần phải cân nhắc hơn. Ví dụ, các tỷ phú có nhiều lựa chọn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên đi kèm bên cạnh đó là những rủi ro nếu thất bại.
Chính thái độ không sợ vấp ngã này đã làm nên sự khác biệt của nhóm 1% dân số. Nhờ dám làm những điều mà người khác còn chần chừ, họ thu về những khoản tiền mà mọi người mơ ước.
Trong khi đó, những người bình thường có xu hướng sợ chấp nhận rủi ro hơn. Ví dụ, khi lựa chọn đầu tư vào một công ty nào đó, họ có nhiều khả năng từ chối nó vì sợ thua lỗ. Chính tâm lý sợ hãi này đã khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội làm giàu.
Người giàu tiêu tiền của họ cho những thứ cơ bản và những món đồ thực sự cần chứ không phải những thứ họ muốn. Ví dụ, nếu một người biết chi tiêu hết sữa, họ sẽ đến cửa hàng để mua một hộp sữa. Mặt khác, có thể thấy các tỷ phú vẫn dùng những chiếc điện thoại cũ thay vì chạy theo những mẫu mới ra để "kịp xu hướng". Một người thực sự giàu có quan tâm đến giá trị tài sản ròng của họ hơn là xu hướng hiện tại.
Đây chính là những điều làm nên sự khác biệt của nhóm 1%. Tư duy quyết định hành động và hành động ảnh hưởng đến tương lai. Chỉ khi thay đổi các nhìn nhận vấn đề, chúng ta mới có thể thay đổi thu nhập và vận mệnh của chính mình.
Theo Business Today, 163