Người tiêu dùng hoang mang tìm nguồn hàng mới trước tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng mùa mua sắm
Những người mua sắm mùa lễ hội đã chính thức tìm ra cách để thoát khỏi tình trạng chậm trễ và thiếu hụt do đứt gãy chuỗi cung ứng: Mua đồ secondhand.
- 29-11-2021Goldman Sachs: Còn quá sớm để điều chỉnh dự báo vì biến thể Omicron
- 29-11-2021Một thương hiệu xa xỉ mạnh tay nung chảy xe Tesla để đúc tượng Elon Musk, khẳng định ai sở hữu bức tượng sẽ thành công
- 29-11-2021Chuỗi cung ứng hỗn loạn, gà rán trở thành mặt hàng khan hiếm ở Nhật
Leslie Jarrett, người bán đồ nội thất trên Facebook Marketplace, cho biết rằng nhiều khách hàng tìm đến vì họ đã phải chờ các hãng bán đồ nội thất trong suốt 6 tháng trời và họ không còn chờ được nữa.
Shannon Jean, người bán túi xách trên Poshmark và eBay, cho biết rằng những tồn đọng của chuỗi cung ứng vừa có lợi, vừa gây hại cho công việc kinh doanh của anh. Về phía nguồn cung, hàng hoá khó kiếm hơn. Tuy nhiên, Jean có thể bán nhiều túi với giá cao hơn, ngay cả khi chúng bị hỏng hoặc có vết trầy xước.
Năm 2020, phần lớn người tiêu dùng thường sẽ cố gắng mặc cả khi mua hàng. Nhưng hiện tại, mọi người chỉ quan tâm rằng hàng của họ được giao nhanh như thế nào.
Jean nói: "Bởi vì tôi có hàng, còn các nhà bán lẻ thì không, doanh số của tôi thực sự đã tăng lên". Anh cho biết rằng hầu hết mọi người đều ngạc nhiên khi anh có món đồ họ cần và công việc kinh doanh của anh dự kiến sẽ thu về 1 triệu USD doanh thu trong năm nay.
Khách hàng không chỉ mua túi cho mình mà họ còn mua làm quà tặng. Jean cho biết anh đã nhận được nhiều câu hỏi tư vấn về quà tặng hơn so với trước đây.
Trong cuộc khảo sát gần đây của chợ đồ cũ lớn nhất Nhật Bản Mercari, cứ 4 người trưởng thành được hỏi thì có 3 người nói rằng họ sẽ mua ít nhất một món đồ secondhand (đồ đã qua sử dụng) trong mùa lễ hội năm nay.
Giám đốc điều hành của Mercari – John Lagerting – trong một cuộc họp báo cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 20 triệu người ở Mỹ sẽ mua hàng secondhand như một cách để tránh các vấn đề về chuỗi cung ứng và chúng tôi ước tính rằng họ sẽ đóng góp 7 tỷ USD vào doanh thu bán lại".
Các giám đốc điều hành tại AptDeco và Fernish, hai công ty cho thuê và bán đồ nội thất thông qua mô hình kinh doanh tuần hoàn, nói rằng sự phổ biến gia tăng của nền kinh tế đồ secondhand thực sự thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đã qua sử dụng.
Giám đốc điều hành AptDeco - Reham Fagiri – cho biết: "Hành vi của người tiêu dùng không chỉ do chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng chỉ đẩy nhanh tốc độ thay đổi của nhận thức về hàng đã qua sử dụng".
Chủ tịch Fernish Kristin Smith nói với Insider rằng tháng 11 là tháng mà hoạt động kinh doanh cho thuê đồ nội thất của công ty tăng trưởng mạnh mẽ đến bất ngờ và họ vẫn đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân.
Theo Business Insider