Người tiêu dùng Việt tự tin mua sắm online, chi tiêu quốc tế, dự báo quy mô nền kinh tế số vượt 52 tỷ USD trong năm 2025
Sự tiện lợi trong quá trình đặt hàng, giao nhận, thanh toán quốc tế…ngày càng thúc đẩy người dùng Việt Nam mua sắm thông thái.
- 29-04-2024Livestream bán hàng “bùng nổ” làm tăng nhu cầu mua sắm online
- 17-01-2024Bí quyết tiết kiệm dịp Tết khi mua sắm online
- 16-11-2023Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm online cao nhất Đông Nam Á
Những năm gần đây, mua sắm online không còn là khái niệm xa lạ đối với người tiêu dùng Việt. Đại dịch Covid-19 mang đến nhiều biến động cho nền kinh tế, song lại góp phần tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho xu hướng tiêu dùng mới, từ bán lẻ đa kênh, Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), thương mại điện tử trong nước đến mua sắm quốc tế.
Kết quả khảo sát nhu cầu của hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam được PwC công bố hồi năm ngoái khẳng định, người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, tăng trưởng chi tiêu quốc tế của người tiêu dùng Việt Nam đi lên khá nhanh so với chi tiêu trong nước.
Trước đó, báo cáo “Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới” do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPDgroup công bố hồi năm 2022, cho thấy Việt Nam là quốc gia hàng đầu khu vực Đông Nam Á về mua hàng trực tuyến xuyên biên giới. Số lượng trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm/người. Người Việt yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.
Cụ thể, 73% người tiêu dùng Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử; 59% từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên website quốc tế. Một số ưu thích mua hàng từ các website nước ngoài do giá thành rẻ hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn…
Tuy nhiên, khó khăn trong quá trình giao nhận, thanh toán quốc tế…cũng được ghi nhận. Người dùng đôi khi lo lắng về việc không thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế, không có địa chỉ nhận hàng ở nước ngoài hay gặp rắc rối với thuế và hải quan. Đây chính là thị trường tiềm năng mà A2EShip - công ty chuyên cung cấp các giải pháp logistic xuyên biên giới muốn chinh phục bằng giải pháp A2EShip App.
Giải pháp mà A2EShip mang lại là cung cấp miễn phí các địa chỉ nhận hàng cá nhân hoá tại nhiều quốc gia như Singapore, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thông qua hình thức này, người mua tại Việt Nam có thể đặt hàng quốc tế, ship hàng qua địa chỉ trung gian này, và nhận hàng trực tiếp tại nhà tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, A2EShip cũng cung cấp tiện ích Trợ Lý Mua Hàng nhằm hỗ trợ người dùng trong quá trình tìm kiếm, đặt hàng và quản lý mua sắm quốc tế. Các dịch vụ như Buy-for-Me và Ship-for-Me được tích hợp nhằm đơn giản và tối ưu nhất có thể quá trình mua sắm, vận chuyển xuyên biên giới. Ứng dụng cũng cung cấp tính năng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực; lựa chọn Kiểm Hàng hoặc Trả Hàng ngay tại kho trung gian.
Ngoài ra, công nghệ tiên tiến giúp tối ưu chi phí vận chuyển bằng A2EShip tích hợp tất cả trong một (All-in-one) các tính năng cần thiết cho quá trình mua sắm và vận chuyển, từ quản lý đơn hàng, theo dõi chi phí minh bạch, đến thanh toán dễ dàng.. Người dùng còn có thể so sánh và chọn lựa gói vận chuyển (bằng đường bay hoặc đường biển) phù hợp với nhu cầu, từ đó nhận lại sự hài lòng trong suốt quá trình mua sắm.
Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước. 73% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm TMĐT và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. Các yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm online bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và độ tin cậy của website thương mại điện tử.
Có thể thấy sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Google và Bain & Company dự báo quy mô nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025.
“Chúng tôi tin rằng thị trường Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiềm năng nhờ sự tăng trưởng bền vững và rõ nét trong những năm gần đây”, Ông Phan Xuân Dũng, chủ tịch Ninja Van Việt Nam, nhận xét.
Dĩ nhiên, để đạt được kỳ vọng đó, các chuyên gia cho rằng phía nhà bán lẻ cần đảm bảo sự phát triển toàn diện của website, tối ưu hóa việc tìm kiếm thông tin mua hàng, đơn giản hóa việc đặt mua hàng, xây dựng nội dung, quản trị website, tạo “mạng xã hội” thu nhỏ cho những người yêu thích mua sắm. Chính sách đổi trả hàng, vận chuyển, cam kết chất lượng… cũng đóng vai trò quan trọng, trong chỉ cho hoạt động chi tiêu trong nước mà cả quốc tế.
Dự báo giai đoạn từ năm 2022 - 2025, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Từ thời điểm hiện tại đến năm 2040, khoảng 95% các giao dịch mua sắm dự kiến sẽ thông qua thương mại điện tử.
Nhịp sống thị trường