Người trải đời luôn sống theo 3 cách này, kinh qua nhiều chìm nổi mới biết đối nhân xử thế thông minh
Cuộc đời là một quá trình nhìn ngắm thế giới, nhìn chúng sinh và nhìn thấy chính mình.
- 06-09-2023Ông lão U70 nhận ra điểm mấu chốt để sống 1 đời hạnh phúc, không hối tiếc
- 06-09-2023“Tại sao thế hệ trẻ hiện nay khó tiết kiệm tiền?” Sau khi về sống với bố mẹ, 9X cũng hiểu ra nguyên do
- 06-09-2023Ông lão U70 về quê sống cùng em trai, góp 5 triệu đồng/tháng vẫn mâu thuẫn: Vì 1 chữ mà đánh mất tình thân
“Trải sự đời” cũng có nghĩa là hiểu thế giới. Vẻ ngoài, sự tốt đẹp, những thói quen, những quy tắc của nó... Chỉ sau khi nhìn thấy được những sự thật của cuộc đời, bạn mới biết cách làm thế nào để chung sống với thế giới.
Người trải đời, kinh qua nhiều thứ đều hiểu 3 điều dưới đây:
1. Không dùng thước đo của mình để đong đếm người khác
Có người hỏi trên nền tảng Zhihu: Hành động nào tưởng chừng thông minh nhưng thực ra lại ngu ngốc?
Câu trả lời được ủng hộ nhiều nhất chỉ có 4 chữ: Làm thầy người ta.
Trong cuộc sống thực, có rất nhiều người thích lên lớp, dạy bảo người khác, thích dùng quan điểm của mình để đánh giá và phán xét.
Thấy mọi người đang thảo luận về bộ phim truyền hình nổi tiếng gần đây, kiểu người “thích làm thầy” chêm vào một câu: “Mấy người thích xem phim đều rảnh rỗi sinh nông nỗi”.
Thấy người khác tiêu tiền vào những thứ họ thích, thì lại nói: “Đúng là có tiền thì tiêu như đốt giấy”.
Thấy người khác đăng cảm nhận về cuộc sống lên mạng xã hội, lại nói: “Quá nhiều năng lượng tiêu cực và cách sống không đúng đắn”.
Còn đáng sợ hơn là, họ luôn cố gắng thuyết phục và thay đổi người khác.
Ông cha ta từng nói: “Bệnh của con người là làm thầy thiên hạ”.
Song người đã trải đời không bao giờ làm điều này. Vì họ hiểu việc dùng quan điểm của chính mình để phán xét người khác là một sự áp đặt. Do đó, hãy học cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt.
Họ hiểu rằng, bản thân còn quá nhiều thứ cần phải trau dồi nên không bao giờ đưa ra lời khuyên cho người khác một cách tùy tiện. Họ biết rằng thế giới rộng lớn, mỗi người một cuộc sống và không ai có nghĩa vụ phải hành động theo những tiêu chuẩn của bạn.
2. Không thấp hèn cũng không kiêu ngạo
Có một phóng viên nổi tiếng thường có cơ hội phỏng vấn những nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng từng nói:
“Tôi không bao giờ sợ khi đối mặt với những người này, vì tôi cảm thấy mọi người đều bình đẳng. Tôi không bao giờ dùng thái độ khác, bất kể họ làm nghề lao động chân tay hay quyền cao chức trọng. Là người làm truyền thông, lòng hiếu kỳ và thái độ của bạn đối với họ phải bình đẳng và giống nhau”.
Đây là cách đối nhân xử thế “không thấp hèn cũng không kiêu ngạo”, là cảnh giới cao nhất của việc làm người.
Thế nào là “không thấp hèn cũng không kiêu ngạo”?
Có nghĩa là không tỏ ra bản thân thấp hèn trước những người giỏi hơn mình và không kiêu ngạo trước những người kém hơn mình. Đây là phẩm giá có được sau khi trải nghiệm nhiều thăng trầm trong cuộc sống.
Những người trải đời đều sở hữu sự bình tĩnh, quyết tâm và cảm giác an toàn, có thể hiểu được sự phức tạp của thế giới và có phán đoán chính xác. Họ tập trung vào hiện tại, tin tưởng vào tương lai, dù gặp phải những bất ngờ ngoài ý muốn cũng không nôn nóng, bình tĩnh chấp nhận và giải quyết một cách lý trí.
Người chưa trải đời đa phần rụt rè, lạc lõng và từng bước mắc sai lầm.
Người đang sải bước trong ánh sáng, người cẩn thận dò dẫm trong bóng tối. Trạng thái cuộc sống đương nhiên khác một trời một vực.
3. Bản thân chỉ là hạt cát nhỏ bé, chỉ khi không ngừng khám phá mới không bị lãng quên
Cuộc đời là một quá trình nhìn ngắm thế giới, nhìn chúng sinh và nhìn thấy chính mình.
Có một câu chuyện như thế này:
Một cô gái lớn lên ở vùng nông thôn, nơi xa nhất cô từng đến là một trấn huyện nhỏ cách nhà 20 dặm. Cô kết hôn ở tuổi 20, và là mẹ của ba đứa con khi mới 25 tuổi.
Sau này, cuộc sống trở nên quá khó khăn nên cô quyết định đi làm. Sau khi vượt ra khỏi nơi đang sống, cô nhận ra có rất nhiều cô gái vẫn đang đi học ở tuổi 25 mà vẫn có thể làm “đứa con bé bỏng” của bố mẹ. Cô nhận ra trong thành phố có rất nhiều loại phương tiện giao thông và không cần phải đi bộ mới đến được điểm đích.
Nếu chưa từng thấy trời đất, làm sao biết được sự tầm thường của chính mình; nếu chưa từng nhìn thấy vạn vật, làm sao biết được cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Đi ngàn dặm không có nghĩa là đi đến những nơi xa, chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội, mà là nhìn thế giới để hiểu cuộc sống và tìm thấy chính mình.
Thấy được mọi người, nhiều cảnh sống khác nhau, sướng khổ giàu nghèo đan xen lẫn lộn, từ đó mới biết bao dung.
Nhìn thấy trời đất, trải nghiệm sự vĩ đại và tầm thường, nên mới học được cách khiêm tốn.
Nhìn thấy bản thân, cảm nhận được con người thật của mình, từ đó mới cởi mở, cầu tiến.
Hãy đối mặt với cuộc sống bằng một nụ cười bình thản. Tầm nhìn quyết định khung cảnh bạn có thể nhìn thấy.
Phụ nữ số