MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người trẻ chơi trung thu theo 'phong cách' hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống?

10-09-2022 - 15:32 PM | Sống

Những món đồ chơi mang đậm giá trị truyền thống lẫn hiện đại khiến ngày lễ Trung thu trở nên ý nghĩa hơn.

Từ nhiều thế kỷ trước, Tết trung thu, hay còn gọi là Tết trông trăng đã được diễn ra hằng năm vào rằm tháng Tám âm lịch. Ngày này, trẻ em được vui chơi với những hoạt động như rước đèn, đeo mặt nạ, múa lân. Và đây cũng là dịp mà nhiều gia đình bày mâm cúng gia tiên gồm bánh kẹo, hoa quả đa dạng và thịnh soạn nhất để quây quần, cùng nhau phá cỗ.

Nếu muốn biết không khí trung thu đã về hay chưa, bạn có thể lên con phố Hàng Mã, đi qua các cửa hàng bán đồ chơi, hoặc ở một số nơi vẫn còn nghe thấy tiếng trống lân rộn rã suốt đêm ngày. Thường mọi thứ sẽ được bày bán và chuẩn bị trước cả tháng trời.

Mặc dù trung thu trong ký ức của thế hệ đi trước rất khác so với hiện giờ, nhiều tục lệ hay đồ chơi dân gian đã bị mai một theo thời gian. Thế nhưng, ở đâu đó, vẫn còn những người trẻ nặng tình với truyền thống dân tộc, ngày đêm nung nấu nuôi giấc mộng giữ gìn giá trị văn hóa xưa. Dựa trên chất liệu có sẵn, họ đã phục dựng và sáng tạo ra những món đồ chơi độc đáo, vừa mang hơi thở xưa nhưng cũng không kém phần hiện đại.

NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI MỚI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN TỪ GIÁ TRỊ XƯA

Cải biến đồ chơi Phỗng đất

Không ít thì nhiều những giá trị truyền thống xưa cũ, những món đồ chơi Trung thu cũng không còn được nhiều người biết tới và mai một dần. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn muốn lưu giữ lại những giá trị truyền thống nên đã thổi cái mới hiện đại vào những món đồ chơi cũ để cho nhiều người đặc biệt là giới trẻ.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 1.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 2.

Hình ảnh phỗng đất - một món đồ chơi cổ ngày trước.

Nếu bây giờ được hỏi có biết "phỗng đất là gì?" thì có lẽ với nhiều người sẽ lắc đầu. Được biết phỗng đất là món đồ chơi của Trung thu năm xưa. Phỗng được các nghệ nhân nhào nặn từ đất thó, giã và trộn với giấy bạc ngâm nước. Một bộ phỗng gồm 5 nhân vật: ông phỗng phật, ông phỗng đứng, ông phỗng ếch, ông phỗng chim bồ câu, con rùa,

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 3.

Ngày nay, người trẻ mấy ai biết đến phỗng đất. Tuy nhiên mới đây một nhóm bạn trẻ của Lamphong Studio do anh Lê Huy (giảng viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) đã "thở" một làn gió, cải biến món đồ chơi phỗng đất và cho ra mắt thành công bộ sưu tập đồ chơi Trung thu Việt Đồng.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 4.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 5.

Ngày nay, những bức tranh Đông Hồ đã ngày càng vắng bóng, nghề làm phỗng đất ở Song Hồ cũng mất dần trong nhịp sống sôi động. Xã hội vẫn tiến lên như thế, chúng mình mong muốn Việt Đồng trở thành một món đồ chơi, đồ trang trí dung dị, mộc mạc, gần gũi, một món quà ý nghĩa cho Tết Đoàn Viên, mang đến niềm vui cho các em nhỏ và mọi người.

Khi được hỏi về ý tưởng sáng tạo ra bộ sản phẩm Việt Đồng, anh Lê Huy chia sẻ: "Trong quá trình giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Công nghiệp, mình tiếp xúc với rất nhiều bạn sinh viên, với rất nhiều những ý tưởng hay và sáng tạo. Đến cuối 2020, khi đang làm Nhàn Ngưu, họa sỹ trẻ Nguyễn Thị Hiền Anh (Cokysu) khoe mình 1 cái phác thảo chì, vẽ 2 nhân vật ôm gà, ôm vịt. Và bọn mình phát triển dự án Việt Đồng, Sau 2 năm Covid, khi hoàn thiện và chỉnh sửa thì bộ sản phẩm nhỏ xinh được ra đời".

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 6.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 7.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 8.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 9.

Bộ sản phẩm Việt Đồng được lấy ý tưởng từ những bức tranh Đông Hồ.

Việt Đồng lấy cảm hứng từ bộ tranh nổi tiếng của dòng tranh dân gian Đông Hồ: Vinh Hoa- Phú Quý- Nhân Nghĩa- Lễ Trí. Bộ sưu tập Việt Đồng gồm 4 tượng nhỏ, được vẽ tay hoàn toàn. Đây là bộ tranh Tứ quý mang ý nghĩa chúc tụng, thể hiện giá trị đạo lý và ước mơ giản dị trong cuộc sống, thường để trang trí trong nhà vào các dịp Lễ, Tết, mang đến những lời cầu chúc tốt đẹp, may mắn. Đồng thời là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên qua hình ảnh những em bé bụ bẫm và con vật gần gũi, thân quen.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 10.

Vinh Hoa là hình ảnh em bé ôm gà trống là lời chúc đại cát, đại lợi cho người treo tranh. Gà trống lớn trong tiếng Hán đọc là đại kê, đồng âm với đại cát, tốt lành. Trong quan niệm dân gian, gà mang đủ 5 đức tính tốt của người quân tử: văn, võ, dũng, nhân, tín.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 11.

Lễ Trí là em bé ôm rùa thể hiện ước mong đứa trẻ sẽ có được cả hai chữ Lễ (Lễ Nghĩa, Lễ Phép) và chữ Trí (Lý Trí, Trí Tuệ).

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 12.

Nhân Nghĩa với hình ảnh em bé ôm cóc – cậu Ông Trời thể hiện mong ước có được cái Nhân, cái Nghĩa của cóc tía trong truyện cổ Cóc kiện trời. Mang đến lời chúc cho con trẻ mai sau trở thành người tử tế, luôn hướng thiện.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 13.

Phú Quý với em bé ôm vịt có khuôn mặt thanh tú, hiền lành với ý nghĩa về sự phát triển, sinh sôi, con cháu đầy đàn. Hình ảnh chú vịt thân thuộc, hiền lành với chiếc đầu ngẩng cao thể hiện cho ý chí vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp.

Dù vậy, bộ sưu tập cũng mang một tinh thần mới lạ so với phỗng đất của ngày trước. Anh Huy cho biết: "Cái chuyện tạo hình liền một khối giữa 2 nhân vật đó không có khoảng cách nào. Đó là những cái ôm thật chặt đến các em nhỏ, đến những người thân yêu trong gia đình. Cùng với đó thay vì đất thó, Việt Đồng sử dụng mình chất liệu gốm để bền vững hơn trong quá trình sử dụng."

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 14.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 15.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 16.

Các sản phẩm đều được làm thủ công, vẽ bằng tay.

Lồng đèn giấy kính xanh phiên bản cao cấp

Trước trung thu hơn 1 tháng, nhiều người đã truyền tai nhau về dự án khởi nghiệp độc đáo của Nguyễn Thị Kim Thủy (TP.HCM). Lấy ý tưởng từ hình ảnh chiếc lồng đèn truyền thống Cá Chép Hóa Rồng được nhà văn hóa Trịnh Bách phục dựng, nữ kiến trúc sư đã nâng cấp và tạo ra một phiên bản hiện đại hơn.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 17.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 18.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 19.

Theo như giới thiệu trên fanpage Lồng đèn xưa, chủ đề của bộ sản phẩm năm nay có tên là “Lý Ngư Hóa Long - Cá Chép Hóa Rồng”. Ban đầu, lồng đèn cá chép nguyên mẫu có 3 gam màu chủ đạo là đỏ, vàng và xanh lá cây, song, vị kiến trúc sư 9X đã kết hợp thêm 5 màu mới nữa. Từ đó, cô cho ra đời bộ sưu tập 6 “chú cá trông trăng" với các tên gọi Cổ Ngư, Lục Ngư, Kim Ngư, Hỏa Ngư, Bạch Ngư, Lam Ngư.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 20.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 21.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 22.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 23.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 24.

Quá trình làm ra một chiếc đèn lồng của Lồng đèn xưa vô cùng tỉ mỉ và kỳ công.

Hơn thế nữa, quá trình làm ra sản phẩm này hoàn toàn thủ công, mỗi công đoạn đòi hỏi phải thật tỉ mỉ và chính xác. Sau khi dựng trên máy tính, chị chủ 9X sẽ đặt làm khung đèn bằng nan tre chỗ các nghệ nhân. Kế đó, chị và chồng sẽ cùng chuẩn bị các nguyên liệu và tự tay hoàn thành đế khâu cuối cùng. Từ dán giấy kính xanh dương hoặc đắp vải, sơn phủ rồi vẽ từng họa văn trang trí cho đèn lồng, đều rất công phu.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 25.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 26.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 27.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 28.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 29.

Ngoài theo mẫu có sẵn với kích thước tiêu chuẩn thì một số đơn vị cũng đặt thiết kế riêng để phù hợp với không gian trang trí. Sản phẩm của Lồng đèn xưa đã xuất hiện ở Bảo tàng thế giới Cà phê, Bếp nhà lục tỉnh, Bếp nhà xứ Quảng hay Gốm của ngoại.

HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA ĐƯỢC GIỮ GÌN

Bên cạnh sáng tạo ra đồ chơi mang hơi thở thời đại mới thì những “thú chơi” gắn liền với Trung thu xưa vẫn đang được các thế hệ giữ gìn và lan tỏa đến đời sau. Trong đó, không thể không nhắc tới phong trào làm mô hình đèn trung thu của người dân Tuyên Quang.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 30.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 31.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 32.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 33.

Những mô hình lấy cảm hứng từ hình tượng dân gian, câu chuyện lịch sử.

Sinh ra và lớn lên ở Thành Tuyên, cứ mỗi dịp trung thu, Thế Anh và các bạn đồng trang lứa lại háo hức chờ đến ngày được diễu hành khắp phố cùng những chiếc đèn “siêu to khổng lồ”. “Tôi cũng không rõ tục lệ này có từ bao giờ nữa nhưng cứ vừa hết hè là tôi lại thấy các bà, các cô, các bác trong khu phố bàn bạc xem năm nay sẽ chọn hình tượng gì để rước đèn. Từ khâu lên ý tưởng đến sản xuất đều do mọi người cùng bàn bạc và thực hiện, hoàn toàn không thuê người ngoài. Các mô hình thường được lấy cảm hứng từ truyện dân gian hoặc những điều nổi bật trong các giai đoạn lịch sử.”.

Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 34.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 35.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 36.
Người trẻ chơi trung thu theo phong cách hiện đại có làm mất đi giá trị truyền thống? - Ảnh 37.

 Xuất phát từ niềm đam mê múa lân, năm 2017, Nguyễn Hưng Thịnh (Hải Phòng) đã kết hợp với nhóm bạn cùng chí hướng lập ra câu lạc bộ biểu diễn lân sư rồng Hoa Anh Đường. Trong suốt 6 năm qua, nơi này luôn là địa chỉ thu hút sự tham gia của nhiều thanh thiếu niên thành phố Cảng. Tại đây, ngoài tập luyện múa lân thì hơn 35 thành viên, không phân biệt giới tính đều được tìm hiểu về cách đánh trống hội hay là tham gia vào quá trình làm và sáng tạo ra một chiếc đầu sư tử, lân, rồng.

NGƯỜI TRẺ NẶNG LÒNG VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Khi ra bộ sản phẩm Việt Đồng, anh Lê Huy và các đồng nghiệp mong muốn tạo nên những sản phẩm kết hợp chất liệu từ các làng nghề thủ công, kế thừa từ dân gian truyền thống nhưng mang hơi thở của thời đại, những sản phẩm thủ công đặc sắc, chỉn chu nhất và đầy tự hào tinh thần Việt. "Mình xem các nước có rất nhiều những sản phẩm đặc trưng, như ở Nhật là Maneki-neko, là Daruma, Kokeshi… hay ở Thái Lan là những chú voi, Indonesia là những chiếc mặt nạ Bali… những sản phẩm đậm tinh thần dân gian truyền thống của mỗi nước. Bọn mình luôn mong muốn và cố gắng thực hiện được thật nhiều sản phẩm mang đặc trưng như vậy, qua những sản phẩm đó mọi người có thể thấy đó là sản phẩm Việt Nam".

Nhìn cách chị Nguyễn Thị Kim Thủy “chăm sóc” cho từng hình ảnh, câu từ, người ta có thể nhận thấy rõ sự trân trọng và tâm huyết của cô dành cho những “chú cá” đặc biệt. “Ký ức thuở bé của thế hệ chúng ta là chuỗi nối dài tiếp theo của thế hệ đi trước, hình dáng chiếc lồng đèn biến chuyển nhưng tình yêu dành cho nét đẹp thủ công truyền thống vẫn đong đầy.”, chia sẻ từ người đứng sau fanpage Lồng đèn xưa.

"Trong câu lạc bộ đã có nhiều người lập gia đình nhưng chúng mình chưa bao giờ nghĩ tới chuyện “giải nghệ”. Biểu diễn lân sư rồng như một môn thể thao và đây sẽ là môi trường hoạt động lành mạnh cho các bạn trẻ rèn luyện. Hơn hết, mình mong sẽ tiếp tục duy trì và phát triển loại hình biểu diễn truyền thống này, bởi với mình, múa lân là cả một bầu trời tuổi thơ và mình muốn các thế hệ sau này cũng như thế.", Nguyễn Hưng Thịnh nói.

Hành trình gìn giữ và phát triển trung thu xưa nói riêng và truyền thống của người Việt nói chung chưa bao giờ là dễ dàng cả. Tuy nhiên, nếu như các thế hệ sau này vẫn luôn ghi nhớ và dành sự quan tâm đến văn hóa dân tộc thì những giá trị ấy sẽ còn mãi với thời gian.

(Ảnh: LamPhong studio, Lồng đèn xưa, Thế Anh, Hoa Anh Đường)

Theo HTP - Hạnh Mỹ

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên