MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người trẻ Việt xoay xở để mua nhà ở thành phố lớn

27-06-2022 - 16:09 PM | Lifestyle

Sau dịch Covid-19, nhiều người chọn di cư ngược từ thành phố về nông thôn, song giấc mơ lớn nhất của nhiều người trẻ vẫn là sở hữu căn hộ ở Hà Nội hay TP.HCM.

Theo báo cáo Tâm lý người tiêu dùng bất động sản đầu năm 2022 vừa được Batdongsan.com.vn công bố hồi tháng 2/2022 cho thấy 92% trong số hơn 1.000 người được khảo sát có ý định mua nhà, trong đó hơn một nửa muốn mua nhà trong vòng 2 năm tới. Tỷ lệ này của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, so với mức 70% ở các thị trường khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore…

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 1.

Nguồn: Batdongsan.com.vn

Xét về địa điểm, Hà Nội và TP.HCM là 2 thành phố có nhu cầu tìm kiếm nhà ở cao nhất cả nước, bởi đa số người tiêu dùng hiện nay có ý định mua nhà trong khu vực sinh sống do những hạn chế về đi lại. Nhu cầu rất cao tuy nhiên nguồn cung lại hạn chế khiến việc sở hữu bất động sản tại các đô thị của người trẻ càng yếu.

Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của lạm phát, giá tất cả các phân khúc đều xu hướng tăng. Trong khi đó, thu nhập của đa số người sản xuất kinh doanh và người đi làm không những không tăng, mà còn sụt giảm trong thời gian dịch bệnh vừa qua. Từ đó khiến việc sở hữu một căn hộ tại thành phố lớn đối với người trẻ càng trở nên nhọc nhằn buộc họ phải xoay xở đủ cách nếu đã chán cảnh đi ở thuê.

Lương 10 triệu đồng/tháng, cống hiến cả thanh xuân, tuổi trẻ để mua nhà

"Sau bao nhiêu ngày chờ đợi, thì cũng đến lúc vợ chồng tôi nhận bàn giao nhà. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm xúc của mình lúc đó, rất hồi hộp, kỳ vọng, lại xen lẫn 1 chút lo lắng về căn nhà đầu tiên mà chúng tôi sở hữu thực tế sẽ ra sao, sẽ như thế nào?" Đây là cảm xúc của Hải Yến (Hưng Yên) khi cô nàng chính thức tậu căn nhà đầu tiên tại chung cư Vinhomes Ocean Park ở tuổi 28.

Đều là người ngoại tỉnh lên Hà Nội học tập và làm việc, lúc nào vợ chồng Hải Yến cũng có suy nghĩ về việc "Khi nào mua được nhà ở Hà Nội?''. Bởi một cô gái mới ra trường ở tuổi đôi mươi làm nhân viên lương ngấp nghé 10 triệu đồng/tháng dường như ước ước mơ có được nhà tiền tỷ chỉ là giấc mơ.

Tuy nhiên, sau 2 năm đi làm văn phòng Hải Yến bén duyên với việc kinh doanh. Bắt đầu từ con số 0, sau nhiều lần vấp ngã và đứng lên, vợ chồng cô cũng dành dụm được 1 khoản vốn.

"Tôi chia khoản vốn thành 2 phần: một nửa tiếp tục quay vòng vốn kinh doanh, nửa còn lại tôi gom cùng chồng để đầu tư. Thành quả là 4 năm sau chúng tôi đã có thể tự tay mua đứt căn nhà 3 tỷ đồng đầu tiên, cùng nhau vun vén cho tổ ấm nhỏ'', Hải Yến chia sẻ.

Căn nhà của vợ chồng Hải Yến có diện tích 82m2 với 2 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp. Cô cũng chia sẻ rằng căn hộ khi bàn giao chỉ có nội thất cơ bản và kiến trúc trống. Vì thế, vợ chồng cô cũng mạnh tay chi thêm mấy trăm triệu đồng để mua sắm nội thất cho tổ ấm của mình.

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 2.

Phòng khách hướng đến thiết kế hiện đại và tối giản

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 3.

Căn nhà được gia chủ lựa chọn màu sơn trắng ngà, nhấn nhá bằng các gam màu đen, xám và nâu

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 4.

Nội thất nhà bếp được chọn tone xám làm chủ đạo

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 5.

Ở phòng ngủ master, gia chủ sử dụng thêm những gam màu sáng cho ga giường

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 6.

Phòng của bé

Thừa nhận với PV, Hải Yến khẳng định việc người ở tình, phấn đấu để mua nhà ở Hà Nội là điều không dễ dàng nhưng không phải không làm được. "Tôi đã cố gắng hết sức, cống hiến cả thanh xuân, và cuối cùng thì tâm huyết đó cũng được thực hiện bằng cả tuổi trẻ của tôi", cô bộc bạch.

10 năm mang cơm đi làm, tiết kiệm đến 50% thu nhập để có được căn nhà đầu tiên năm 30 tuổi

Căn nhà đầu tiên của Khánh Nguyễn năm 30 tuổi (TP.HCM) là căn chung cư với diện tích 69m2 được thiết kế theo phong cách kết hợp giữa industrial & mordern. Theo chia sẻ của Khánh, căn nhà này là kết quả của chặng đường 10 năm tích góp được.

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 7.

Nguyễn Khánh

Từ một nhân viên bình thường, sau 10 năm, anh trở thành quản lý truyền thông, đó là bước đi nằm trong kế hoạch để tăng nguồn tiền để dành. "Khi mức lương 10 triệu, tôi đã để dành 1/2 bỏ heo, đến khi 20 triệu thì tôi vẫn theo tỉ lệ đó, và duy trì nó cho đến tận bây giờ" anh chia sẻ.

Còn về khoản chi, anh chia thành 4 đầu mục rõ ràng: Tiền gửi cho ba mẹ, tiền chi tiêu cho nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tiền chi trả thẻ tín dụng và tiền tiết kiệm.

Để tiết kiệm tối đa, 10 năm đi làm hầu như mỗi ngày Khánh đều mang cơm tự nấu. Anh đặt cho mình kế hoạch 1 ngày nấu cơm ít nhất 1 lần, 1 tuần nấu cơm ít nhất 6 ngày. "Chính điều nhỏ nhặt này cũng khiến tôi tiết kiệm thêm được một số tiền kha khá, sức khỏe cũng được cải thiện, vì đồ ăn nhà làm lúc nào cũng ngon miệng và sạch sẽ", Khánh nói. Trong các khoản chi trả cho nhu cầu cuộc sống anh cũng không dành ra khoản nào để mua vui tại bar hay club.

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 8.

Căn nhà đầu tiên của Khánh

Sau 10 năm, ngoài tiền bản thân tự tích góp, còn có sự giúp đỡ của của ba mẹ, Khánh có được căn nhà ở tuổi 30. "Tôi không xuống tiền mua đứt căn nhà, bởi vì còn cần tiền để chi trả cho những nhu cầu khác. Thế nên, tôi quyết định vay ngân hàng 40%, lãi suất khoảng 7%/năm, và thực hiện trả trong vòng 5-10 năm, tùy vào điều kiện tài chính thời điểm đó. Để đi đến quyết định này, tôi cũng đã phải cân đo đong đếm rất nhiều, vì tài chính có hạn, chứ không phải quá dư giả đến mức mua đứt được 1 căn nhà tại TP. HCM như thế", Khánh chia sẻ.

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 9.

"Sau 10 năm đi làm tích góp, mình đã có được căn nhà đầu tiên, đó là động lực để bản thân hoàn thành tiếp những mục tiêu sau này" - Khánh Nguyễn

8 năm tiết kiệm, làm việc đến kiệt sức để mua đứt căn hộ gần 3 tỷ đồng của chàng nhân viên văn phòng

Sau 11 năm thuê trọ ở khắp các quận của ở Sài Gòn, từ Gò Vấp, Phú Nhuận, Q.1, Q.10 cho đến Tân Bình, Lâm Sanh Quốc chán cảnh phải ở trọ. Năm 2014, Quốc lên kế hoạch chi tiết để mua nhà.

Để thực hiện được mục tiêu này, anh đã làm một bài toán giữa phương án mua nhà bằng tiền tiết kiệm hoặc vay ngân hàng trong vòng 10-15 năm. Vì không muốn phải chịu áp lực trả nợ mỗi ngày, Quốc chọn phương án mua nhà bằng tiền tiết kiệm.

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 10.

Căn nhà có giá trị 2,5 tỷ đồng, chi phí làm nội thất đồ gia dụng khoảng 380 triệu đồng. Tổng cộng giá trị căn nhà là 2,880 tỷ đồng.

Với lựa chọn này, anh buộc phải tự đặt ra áp lực cho bản thân. "Thứ nhất, mình cần rèn luyện tính nỗ lực học hỏi để làm việc nhằm gia tăng thu nhập. Thứ hai, việc này đòi hỏi mình phải quản lý chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hơn", anh chia sẻ.

Ngoài ra, Quốc cho biết, trước đây anh cũng là một người trẻ tiêu xài hoang phí, thậm chí có những món đồ mua về không dùng và ăn hàng quán nhiều hơn ở nhà. Tuy nhiên khi đã có kế hoạch, anh đã phải nghiêm túc ngồi xuống, liệt kê tất cả các khoản chi tiêu cố định và chi phí phát sinh hàng tháng của mình dành cho bản thân, học tập, công việc, gia đình và ngoại giao.

Dựa trên bảng chi tiêu đó, anh đặt ra mục tiêu phải gia tăng thu nhập đồng thời tiết kiệm chi tiêu hợp lý để có khoản dư đủ để trả tiền mua nhà theo tiến độ. Về việc gia tăng thu nhập Quốc nỗ lực phát triển năng lực làm việc để bản thân có thể thăng chức và có cơ hội tăng lương từ công việc marketing của mình.

Đồng thời, anh nhận tư vấn marketing cho các dự án khác với mục đích để tăng thu nhập và có thêm kinh nghiệm. "Thời điểm đó, mình hiểu được định nghĩa số năm làm việc và số năm kinh nghiệm là khác nhau, nên không ngừng nỗ lực để chạy đua với thời gian nhằm gia tăng kinh nghiệm. Có những giai đoạn mình làm việc 15 tiếng/ngày trong suốt thời gian dài khi có những chiến dịch quảng cáo mới.

Thậm chí có thời điểm mình làm đến kiệt sức và phải nhập viện. Tuy nhiên có như vậy mình mới có thể không vay ngân hàng, đồng thời ép bản thân vào thế khó không còn đường lui để nỗ lực", Quốc bày tỏ. Minh chứng cho những nỗ lực của Quốc, từ vị trí thực tập sinh năm 19 tuổi, 7 năm sau anh đã đạt đến chức Giám đốc marketing tại một tập đoàn khi mới 26 tuổi.

Sau khi trừ tất cả các khoản phải trả trong từng tháng, Quốc tìm cách sinh lời từ chính khoản tiền tiết kiệm. Quốc cho biết anh chia thành 3 phần: 1/3 gửi ngân hàng, 1/3 đầu tư vào bất động sản thời điểm năm 2015-2017, 1/3 kinh doanh mở nhà hàng bánh xèo.

Với cách quản lý tài chính hợp lý, 10/2019, Quốc ký hợp đồng mua bán căn chung cư hiện tại và thanh toán 30% giá trị căn hộ từ số tiền tiết kiệm được. Quốc cho biết, lúc đó anh đã có đủ 40% giá trị căn hộ để thanh toán, dự trù 10% để có gì phát sinh còn xoay kịp. 60% còn lại, anh sẽ thanh toán theo tiến độ xây dựng dự án.

Người trẻ xoay xở để gánh cục tạ mua nhà ở thành phố lớn: Làm 15 giờ/ngày đến mức kiệt sức phải nhập viện, đem cơm mang đi làm thay vì ăn hàng trong suốt 10 năm - Ảnh 11.

Một góc trong căn hộ của Quốc

"May mắn dự án thanh toán giãn tiến độ. 2 năm đầu mình thanh toán 50%, cứ sau 3 tháng, thanh toán 5% nên không phải vay ngân hàng. 2 năm sau từ khi ký hợp đồng mua bán cần phải thanh toán 45% trước khi nhận nhà", Quốc chia sẻ.

Sau hơn 2 năm, ngày 13/11/2021, Quốc chính thức được nhận nhà từ chủ đầu tư sau khi công trình đã hoàn thiện. "Mình vẫn còn nhớ đó là thời điểm Sài Gòn được nới lỏng giãn cách sau khoảng thời gian dài phải lockdown. Lúc bước vào căn nhà của mình, không buồn hay vui mà cứ đơ ra bởi vẫn chưa tin mình đã có được nó", chàng trai cười và kể lại.


https://cafef.vn/nguoi-tre-xoay-xo-de-ganh-cuc-ta-mua-nha-o-thanh-pho-lon-lam-15-gio-ngay-den-muc-kiet-suc-phai-nhap-vien-dem-com-mang-di-lam-thay-vi-an-hang-trong-suot-10-nam-20220627083504812.chn

Đinh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên