Người trồng dừa Bến Tre thất thu vì ‘thiệt hại kép”
Trái dừa đến vụ thu hoạch bị rớt giá và không có ai mua, đã thế dừa lại bị sâu hại tấn công khiến người trồng dừa ở Bến Tre đang lâm vào hoàn cảnh điêu đứng.
- 28-10-2022Đội đèn săn đặc sản 'kinh dị', nông dân kiếm tiền triệu mỗi đêm
- 28-10-2022Thuyền về, tôm cá đầy khoang, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày
- 28-10-2022“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”
Hiện nay, người trồng dừa ở tỉnh Bến Tre đang ở trong giai đoạn rất khó khăn, bị “thiệt hại kép” do giá dừa rớt chạm đáy và sâu bệnh tấn công gây tổn thất nặng nề. Người dân xứ dừa rất lo ngại về tương lai của loại cây này vì thu nhập quá thấp.
Trong một thời gian dài, trái dừa ở Bến Tre rớt giá thê thảm, nhất là dừa khô giá chỉ ở mức trên dưới 20.000 đồng/chục (12 quả), thậm chí ở nhiều vùng nông thôn hẻo lánh nhà vườn chất đống dừa khô, trái dừa ế ẩm phải nẩy mầm, bỏ phế. Đã vậy, vườn dừa tại Bến Tre đang bị sâu đầu đen tiếp tục tấn công mạnh.
Trái dừa khô ở tỉnh Bến Tre trong một thời gian dài rớt giá, đầu ra khó khăn.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, đến nay vườn dừa ở 9/9 huyện, thành phố đều xuất hiện sâu đầu đen gây hại. Toàn tỉnh có hơn 990ha vườn dừa nhiễm sâu đầu đen, so với tuần trước tăng 45ha; tập trung nhiều ở huyện Mỏ Cày Nam, Bình Đại, Châu Thành và TP Bến Tre.
Nhiều vườn dừa ở tỉnh Bến Tre xơ xác do nhiễm sâu đầu đen.
Thời gian qua, nhà vườn và ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phòng, chống loại sâu hại này nhưng hiệu quả không cao. Chỉ riêng ong ký sinh nhộng và ký sinh ấu trùng sâu đầu đen, đến nay Bến Tre đã phóng thích trên 35 triệu con.
Đến thời điểm này, tỉnh Bến tre vẫn là địa phương có diện tích cây dừa lớn nhất cả nước với hơn 77.000 ha, cho sản lượng hơn 650 triệu trái/ năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa mỗi năm đạt trên 350 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
VOV