Người Trung Quốc đổ tiền ra làm chủ công nghệ cao bằng cách nào?
Với người Trung Quốc, họ có thể tốn bao nhiêu tiền cũng được nhưng phải nắm được công nghệ.
- 22-11-2017Giá trị vốn hóa của "tứ đại công nghệ" Trung Quốc đã tăng thêm 600 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay
- 22-11-2017Gã khổng lồ Tencent của Trung Quốc vừa vượt mặt Facebook về giá trị vốn hóa thị trường
- 20-11-2017Tại sao Trung Quốc cấm nhập khẩu than Triều Tiên lại khiến hải quan Mông Cổ đau đầu?
Một buổi chiều nắng ấm vào đầu tháng Mười một năm 2017, vài chục kỹ sư phần mềm và nhân viên thiết kế không khỏi háo hức chờ đợi chuyến bay thử nghiệm của ô tô bay một người lái mang số hiệu EHang 184.
Nhà sáng lập kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của công ty EHang, một công ty chuyên sản xuất máy bay tại Quảng Châu, ông Hu Huazhi, cho biết chuyến bay thực tế của chiếc ô tô bay này trên bầu trời Dubai có thể được thực hiện vào đầu năm sau.
Những người đứng đầu nhà nước Arab đang muốn chủ động sản xuất khoảng 25% phương tiện đi lại trong thành phố trước năm 2030 và hiện có các cuộc đối thoại với EHang về khả năng hợp tác cung cấp các phương tiện đi lại được biết đến với cái tên “taxi trên không” này.
Việc giành được quyền cung cấp một trong những chiếc xe ô tô bay đầu tiên trên thế giới không phải mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tham vọng nhiều hơn thế. Ông Hu cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một phần trong kế hoạch phát triển thành phố Quảng Châu để giúp nâng cao trình độ công nghệ của thành phố nói chung.”
Cách không xa nhà máy của EHang là một tổ hợp nhà máy phức hợp thuộc sở hữu của tập đoàn ô tô Quảng Châu, các dây chuyền sản xuất tự động hoạt động liên tục để lắp đặt xe đa dụng thể thao có tên Trumpchi.
Nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, hãng xe nhà nước này đang xây dựng một khu tổ hợp sản xuất ngay gần đó để sản xuất xe chạy nhiên liệu sạch. Chủ tịch hãng xe GAC, ông Feng Xingya, khẳng định: “Những gì bạn đang được chứng kiến ở đây không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà có lợi cho cả đất nước. Chúng tôi phải thành công theo đúng mục tiêu của chính phủ.”
Quảng Châu, thành phố biển sầm uất nằm bên bờ sông Châu, nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp của nhà nước Trung Quốc cũng như nhiều doanh nghiệp dệt may cũng như điện tử giờ đây đang hưởng lợi hơn nữa từ nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc cải tổ nền kinh tế.
Sáng kiến “Made in China 2025” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng cách đây hai năm. Sáng kiến này đặt mục tiêu hướng các thành phố và công ty dịch chuyển khỏi các ngành nghề có chi phí thấp, thâm dụng lao động để chuyển sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc muốn nước này có thể cạnh tranh tốt hơn trong nhiều ngành công nghệ cao hơn như ô tô, đón đầu những ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo.
Giám đốc dự án kinh tế và chính trị Trung Quốc tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) tại Washington, ông Scott Kennedy, nhận xét: “Trung Quốc muốn tăng năng suất trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó bao gồm việc nâng cao chất lượng nhân sự, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn và công nghệ.”
Chương trình “Made in China” đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng về việc triển khai hệ thống robot được sản xuất bởi người Trung Quốc đồng thời nội địa hóa nhiều sản phẩm điện tử nội địa. Trách nhiệm thực hiện những mục tiêu trên thuộc về chính quyền các tỉnh và thành phố trên khắp nước.
Quảng Châu hiện là tỉnh có GDP lớn thứ ba tại Trung Quốc và đồng thời là một trung tâm sản xuất quan trọng của nước này. Chính vì vậy, không khó hiểu khi mà Quảng Châu được đặt ở vị trí trung tâm trong kế hoạch phát triển ngành sản xuất Trung Quốc.
Vào đầu năm nay, chính quyền thành phố Quảng Châu công bố kế hoạch từ nay đến năm 2021 đầu tư hàng nghìn tỷ nhân dân tệ vào ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, y học, sản xuất công nghệ cao, vận tải, năng lượng mới và nhiều ngành khác. Quan chức chính quyền thành phố Quảng Châu đã đến Singapore, Chicago và thung lũng Silicon để quảng bá về Quảng Châu.
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đang quan tâm đến Quảng Châu. Tập đoàn Foxconn vào tháng Ba năm nay công bố mở nhà máy sản xuất màn hình LCD với tổng vốn đầu tư 8,8 tỷ USD. Còn vào tháng Tư năm nay, Cisco đã tổ chức lễ khánh thành dự án thành phố thông minh trong đó có bao gồm một trung tâm nghiên cứu về mạng Internet và trung tâm phát triển sản phẩm.
Để đẩy nhanh tiến độ, chính quyền tỉnh Quảng Châu đang đưa ra cho các công ty nhiều chương trình hỗ trợ trong đó bao gồm trợ cấp tài chính, đưa ra các khoản vay lãi suất thấp và miễn thuế.
Chính quyền tỉnh đã lập ra một quỹ 10 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) để hỗ trợ phát triển cho các ngành mới, nâng cấp các ngành cũ và hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp muốn đầu tư tiền hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
Không những cạnh tranh bằng hạ tầng và tài chính, các doanh nghiệp của Trung Quốc còn đang cố gắng cạnh tranh giành nhân lực giỏi trên toàn cầu. Công ty iFlytek đến từ tỉnh An Huy đã mở văn phòng tại thung lũng Silicon trong năm nay. Công ty đang triển khai những dự án nghiên cứu trị giá hàng chục triệu nhân dân tệ với sự tham gia của nhiều tiến sỹ đến từ hàng loạt trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, tham vọng là vậy nhưng nếu chính quyền tỉnh Quảng Châu và nhiều thành phố khác của Trung Quốc quá tham vọng, những chính sách hỗ trợ tài chính ồ ạt có thể sẽ dẫn đến tình trạng năng suất quá thừa thãi. Tình trạng này đã từng xảy ra với ngành điện mặt trời nhiều năm trước.
Tính đến hiện tại, ít nhất 98 tỷ nhân dân tệ đã được rót vào phát triển sản xuất xe ô tô điện, năng suất ô tô điện hàng năm của Trung Quốc lên đến hơn 2,9 triệu chiếc, gấp sáu lần doanh số ô tô điện bán ra tại Trung Quốc trong năm trước.
Nếu tình trạng này tiếp diễn, chắc chắn ngành sản xuất ô tô điện tại nước này sẽ lao đao. Sự cẩn trọng và đầu tư đúng mức luôn cần thiết để đảm bảo ngăn tình trạng sụp đổ của bất kỳ ngành sản xuất nào trong tương lai.
BizLIVE