Người Việt chết nhiều nhất vì căn bệnh “sát thủ” này nhưng không ai để ý
Ung thư phổi hiện được xem là "sát thủ" hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư về tỉ lệ người mắc và tử vong. Tại Việt Nam mỗi năm có hơn 20.000 người mắc và 17.000 người tử vong vì ung thư phổi.
- 19-04-201929 tuổi, tôi mắc kẹt với khoản nợ 60.000 bảng Anh chỉ vì muốn bằng bạn bằng bè: Sống không biết nhìn trước ngó sau chính là đặt 1 chân vào nấm mồ nghèo túng!
- 19-04-2019Bị chỉ trích gay gắt vì bắt nhân viên làm 12 tiếng/ngày, nhưng Jack Ma vẫn đúng ở 1 điểm duy nhất này, không ai có thể chối cãi nếu muốn thành công!
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới, 85% số người mắc bệnh có hút thuốc. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào. Vì vậy, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi . Không những vậy, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc gián tiếp hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Theo các chuyên gia các biện pháp phòng chống ung thư đạt hiệu quả ở mức tương đối. Vì vậy, ngoài việc thay đổi lối sống khoa học, vẫn nên tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc.
Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào. Vì vậy, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi . Ảnh minh hoạ: Internet
Theo thống kê, 30% tỷ lệ mắc khối u phổi đều liên quan tới hút thuốc dài hạn. Ngoài ra, do các chất gây ung thư có thể hấp thụ dễ dàng qua phổi, dẫn đến tổn hại hệ thống, và do đó gây ra ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường. Các dữ liệu cho thấy rằng ô nhiễm không khí là một trong những lý do nghiêm trọng gây ra ung thư phổi.
Để phòng tránh ung thư phổi, theo BS Trần Quốc Khánh, BV Việt - Đức, Hà Nội, bạn cần hạn chế các tác nhân gây bệnh và thay đổi lối sống.
Bỏ thuốc lá
Khi hít khói thuốc, không khí vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng rồi qua khí quản để vào phổi.
Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tùy theo loại tế bào ung thư. Ngoài ra, người hút thuốc còn tăng nguy cơ nhiễm virus, nhiễm khuẩn lao phổi, mắc phổi mạn tính.
Thường xuyên ăn rau quả tươi, hạn chế ăn thịt rất có lợi cho sức khoẻ và phòng chống ung thư cực tốt. Ảnh minh hoạ: Internet
Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động
Những người làm công việc có tính chất nguy hiểm như hầm mỏ, than đá, xăng dầu, phẩm nhuộm, phun sơn, công nghiệp nhựa, kỹ nghệ kim loại nặng... cần có đồ bảo hộ chuyên dụng gồm kính, găng tay, áo quần. Ô nhiễm từ môi trường, nước thải sinh hoạt, khói bụi xe cộ hàng ngày đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Loại bỏ hoàn toàn tấm lợp amiăng (fibro xi măng)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về mối liên hệ giữa amiăng với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế đồ ăn thức uống chế biến sẵn do chứa nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu...
Thường xuyên ăn rau quả tươi, cháo, cơm, sữa chua... rất tốt cho sức khỏe. Với các loại thịt, hãy luộc, hấp, thay vì chế biến nướng, quay, rán, xào.
Đặc biệt, hạn chế dùng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn. Các nhà nghiên cứu về độc tố trong môi trường tại trường đại học Amsterdam, Hà Lan, cho biết hạt nhựa cực nhỏ (Microplastics) có thể khiến cơ thể nhiễm độc tố, đột biến gen di truyền, làm chết các tế bào trong cơ thể.
Khi cơ thể khỏe mạnh, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ tăng, lúc đó các tế bào lạ cũng ít có cơ hội phát triển thành khối u. Chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, yoga, thiền, gym... được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn tập thường xuyên. Ảnh minh hoạ: Internet Vận động thường xuyên
Khi cơ thể khỏe mạnh, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ tăng, lúc đó các tế bào lạ cũng ít có cơ hội phát triển thành khối u. Chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, yoga, thiền, gym... được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn tập thường xuyên.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phòng và phát hiện bệnh sớm. Bạn cảm thấy khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng bệnh song thực tế nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, với bệnh ung thư , khám sức khỏe định kỳ cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Hơn 70% bệnh nhân ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị khó khăn và tốn kém.
TPO