Người Việt Nam mê mua vàng về cất vào tủ, trong khi quốc gia này đang cố bán vàng nhưng dân chẳng thèm mua
Nói đến vàng, người ta thường nhắc đến Trung Quốc hay Ấn Độ. Tuy nhiên, mới đây một quốc gia khác cũng khiến thị trường kim loại quý phải “tròn mắt” khi đang phấn đấu để mỗi người dân của mình có ít nhất 100gr vàng (3,5 ounce).
- 13-02-2017Vì sao Đức vội vã hồi hương hàng trăm tấn vàng gửi ở nước ngoài?
- 12-02-2017Đức hồi hương 300 tấn vàng gửi ở Mỹ từ Chiến tranh Lạnh
- 06-02-2017Lo Brexit và Trump, thế giới mua mạnh vàng
Thống đốc Tolkunbek Abdygulov của ngân hàng trung ương Kyrgyzstan muốn mỗi người dân nước này sở hữu ít nhất 100gm vàng và cho rằng vàng là loại tài sản không mất giá dù có biến động trên thị trường cũng như là thứ đáng để đầu tư tích trữ.
Trong 2 năm vừa qua, ngân hàng trung ương nước này đã bán trực tiếp vàng cho người dân nước này với tổng khối lượn khoảng 140 kg. Tuy nhiên, ông Abdygulov vẫn chưa hài lòng lắm với số lượng trên khi phần lớn người dân tại các vùng đồng quê vẫn có thói quen dữ trữ dê bò làm tài sản hơn là vàng, một đặc điểm đặc trưng của truyền thống du mục.
Động thái của Kyrguzstan đã đi ngược lại thế giới khi vẫn gia tăng mua vàng dù các ngân hàng trung ương khác lại giảm lượng mua vào năm 2016 xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua. Báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WCG) cũng cho thấy nhu cầu vàng thỏi và miếng trên thế giới đang suy giảm.
Tổng giá trị vàng dự trữ của Kyrgyzstan (triệu USD)
Trong khi đó, các thị trường mới nổi cũng không mặn mà gì mấy với việc mua thêm vàng. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến việc tiêu thụ vàng tại thị trường số 1 thế giới này chững lại, trong khi thị trường số 2 là Ấn Độ cũng giảm nhập khẩu kim loại quý này và đề nghị người dân gửi bớt vàng vào ngân hàng.
Mục đích chính của động thái đi ngược thị trường này tại Kyrgyzstan là nhằm cải cách hệ thống tài chính, đầu tư và gửi tiết kiệm của người dân. Việc dùng dê bò tích trữ có thể đảm bảo cuộc sống của người dân qua những mùa khắc nghiệt nhưng chúng không kích thích hệ thống tài chính, ngân hàng và đầu tư của đất nước.
Hiện ngân hàng trung ương nước này đang sản xuất đủ loại vàng miếng, từ 1-100 gr để bán cho người dân. Dù kế hoạch khiến mỗi người dân mua vàng, tương đương việc bán ít nhất 600 tấn vàng ra thị trường, cao gấp 30 lần sản lượng sản xuất vàng hàng năm của quốc gia này nhưng ngân hàng trung ương Kyrgyzstan vẫn kỳ vọng có thể thực hiện được.
Dẫu vậy, một khó khăn nữa cho kế hoạch này là cách giữ vàng của người dân khi nhiều người chọn cách cất vàng ở nhà hoặc thậm chí chôn dưới đất chứ không gửi vào ngân hàng hay dùng để đầu tư.
Thống đốc Tolkunbek Abdygulov
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 90 cùng sự chậm phát triển của ngành ngân hàng trong 10 năm qua, Kyrgyzstan đang cố gắng thay đổi thói quen tích trữ tài sản và đầu tư của người dân bằng cách bán vàng.
Kể từ khi Thống đốc Abdygulov lên nắm quyền vào năm 2014, quốc gia này đã quyết định tăng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối 2 tỷ USD của mình lên hơn 10% .
Sản lượng sản xuất vàng của Kyrgyzstan vào khoảng 20 tấn mỗi năm. Thống đốc Abdygulov cho biết con số này có thể tăng lên trong tương lai.
Giá vàng năm 2016 đã có mức tăng mạnh nhất trong 5 năm trước đó và dự kiến sẽ còn tăng trong năm 2017. Từ đầu năm đến nay, những ảnh hưởng từ các chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến giá vàng thỏi tăng 7%.
Thời Đại