Người vui, người buồn khi khoe thưởng Tết
Có người được thưởng Tết đến 6 tháng lương nhưng có người lại quyết định nghỉ việc ngay sau khi nhận thưởng vì quá thấp.
- 15-01-2023"Thần đồng nhảy" 3 tuổi kiếm được cả tỷ đồng, nhưng càng lớn càng ngỗ ngược: Cuộc sống hiện tại ra sao?
- 15-01-2023Những chuyện không thể ngờ xoay quanh lương tháng 13: Ra đời từ 1930s, hóa ra không phải thưởng Tết như nhiều người lầm tưởng
- 15-01-2023Ekip thông báo chưa thể liên lạc với Hoàng Thuỳ Linh, còn Đen Vâu ra sao giữa thông tin đã kết hôn?
- 15-01-2023Ngọc Châu không vào Top 16, chuỗi "in-top" của Việt Nam tại Miss Universe chấm dứt trong tiếc nuối
Cuối năm, thưởng Tết là chủ đề không hồi kết của hội đi làm. Nỗ lực suốt 365 ngày, dường như ai cũng mong chờ có một mức thưởng hậu hĩnh, xứng đáng với những cống hiến của bản thân. Tuy nhiên tùy theo quy định cũng như các vấn đề về doanh thu, hiệu suất của công ty sẽ đưa ra các mức thưởng khác nhau. Do vậy, chuyện người cao, người thấp hay người vui, người buồn khi nhận thưởng Tết là điều không khó tránh khỏi.
Choáng với mức thưởng Tết của nhân viên ngân hàng
Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao câu chuyện người làm ngân hàng được nhận thưởng Tết là 6 tháng lương. Ai nghe cũng xuýt xoa, trầm trồ nhưng lại có phần hoài nghi bởi đây là một mức thưởng cao, nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, đây là mức thưởng hoàn toàn có thật tại các ngân hàng lớn.
Nhiều nhân viên ngân hàng cho hay đã được công bố mức thưởng Tết và có phần cao hơn so với năm trước. Sở dĩ có sự thay đổi này là do tình hình kinh doanh ổn định của từng ngân hàng. Ngoài ra, các nhân viên cũng có thể nhận được thêm những phần quà giá trị cao hoặc thưởng doanh số theo khu vực. Mặt bằng chung của người làm ngân hàng so với các ngành nghề khác được đánh giá có mức đãi ngộ mỗi dịp lễ, Tết rất tốt.
Nhiều người làm trong lĩnh vực ngân hàng được thưởng Tết từ 3 - 6 tháng lương (Ảnh minh họa)
Hải Anh (30 tuổi, Hà Nội) tiết lộ sau khi trừ các chi phí, khoản thực nhận gần bằng 6 tháng lương. Nhiều dân ngân hàng khác cũng khoe rằng bản thân được nhận thưởng 3 tháng lương, cộng thêm các khoản thưởng thâm niên, cá nhân xuất sắc,... cũng phải gần 6 tháng.
Với mức thưởng cao như vậy, dân ngân hàng dường như không phải lo nghĩ quá nhiều chi tiêu cho ngày Tết. Dẫu vậy, họ cũng phải đánh đổi, đối mặt với nhiều áp lực khác nhau. Đặc biệt là thời điểm gần Tết, dù làm ở vị trí nào, họ đều “đầu tắt mặt tối” cũng chưa xong hết việc. Thậm chí, có người còn cho rằng thưởng Tết thì nhiều nhưng không có thời gian tiêu tiền vì quá bận.
Người xin nghỉ việc vì thưởng Tết “bèo”
Trái ngược với những người vui vẻ nhận mức thưởng 6 tháng lương, nhiều người lại suy sụp, thất vọng khi chỉ nhận được 1 triệu, vài trăm hay thậm chí là sản phẩm công ty. Nhiều doanh nghiệp thường không tính thưởng Tết dựa trên mức độ hoàn thành công việc của nhân viên mà sẽ quy định theo số thời gian làm việc hoặc ai cũng nhận một mức thưởng giống nhau.
Điều này được nhiều người cho là không công bằng bởi người làm nhiều, người làm ít cũng như nhau khi nhận thưởng Tết. Hơn nữa, mức thưởng cũng không cao. Nhiều người chỉ nhận được nửa tháng lương hoặc nếu không sẽ nhận mức thưởng 1 triệu đồng. Ngoài ra, có nhiều nơi, nhân viên nhận thưởng Tết là bánh kẹo, voucher hoặc sản phẩm của công ty.
Thưởng Tết thấp, nhiều người quyết định nghỉ việc
Điều này khiến không ít người lựa chọn nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết thấp. Tuấn Minh (27 Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây ở công ty cũ, sếp cũng áp dụng thưởng theo cách tính số năm làm việc. Ai tròn năm sẽ được thưởng 1 tháng lương, còn lại sẽ nhận một nửa tháng lương. Điều này khiến nhiều người thất vọng vì dù làm tốt cũng không được thưởng nhiều hơn. Một người đồng nghiệp cũng có trao đổi lại với sếp nhưng không đi đến được thoả thuận hợp lý nên bạn ấy xin thôi việc sau khi nhận thưởng Tết”.
Nên thưởng Tết thế nào cho hợp lý?
Dưới góc độ của những người quản lý, họ cho rằng ai đi làm cũng mong nhận thưởng cao là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, đi đôi với chế độ đãi ngộ phải là hiệu quả làm việc, năng suất tốt của nhân viên. Ngoài ra, doanh thu và sự phát triển của công ty trong năm cũng là điều quan trọng quyết định đến mức thưởng Tết.
Chị Ngọc Ánh đang làm Giám đốc Marketing cho hay các công ty nên sắp xếp tính ưu tiên trong các tiêu chí lương, thưởng. Đối với chị Ánh, điều quan trọng nhất cần xem xét là năng lực và tài chính hiện tại của công ty. Sau đó, chị sẽ xem xét đến định hướng về phát triển của công ty và nhân viên. Cuối cùng mới là kết quả của nhân viên theo KPI đã được đặt ra.
Sau khi cân nhắc các yếu tố lần lượt cho từng bộ phận, cá nhân mới lựa chọn phương thức thưởng phù hợp. Bởi chị Ngọc Ánh quan niệm, giá trị của một người đi làm được cấu thành từ thái độ, trình độ và cả định hướng phát triển. Khi nhân viên hiểu thấu được bản thân cũng như doanh nghiệp đang gắn bó và ngược lại, doanh nghiệp nhận diện được nhân viên phù hợp thì vấn đề lương, thưởng sẽ có sự chặt chẽ và chính xác hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Phụ nữ Việt Nam