MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy

21-12-2024 - 12:41 PM | Sống

Đây là 3 "bảo bối" và các công thức nấu ngon tương ứng để ngày Đông chí của bạn trở nên ấm lòng, khỏe khoắn hơn.

Ngày Đông chí là một trong 24 tiết khí, là ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm. Sự xuất hiện của ngày đông chí nhắc nhở chúng ta rằng mùa đông lạnh giá đang vào giai đoạn "đỉnh điểm" và việc chăm sóc sức khỏe là đặc biệt quan trọng. Có một câu nói phổ biến được mọi người lưu truyền rằng: "Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh tật".

Vậy chính xác thì "Tam bảo" cần ăn trong ngày Đông chí là gì? Ba thành phần này đều có tác dụng bảo vệ sức khỏe riêng biệt, không chỉ có tác dụng chống lạnh và giữ ấm mà còn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu công dụng của 3 "bảo bối" này và các công thức nấu ngon tương ứng để ngày Đông chí của bạn trở nên ấm lòng, khỏe khoắn hơn.

1. Báu vật đầu tiên: Thịt cừu

Thịt cừu có tính chất ấm áp và là thực phẩm tốt để giữ ấm trong mùa đông. Nó rất giàu protein chất lượng cao, vitamin B và nhiều loại khoáng chất. Nó không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn thúc đẩy lưu thông máu và giảm bớt vấn đề lạnh tay chân vào mùa đông một cách hiệu quả. Ngoài ra, thịt cừu còn có tác dụng bổ can thận, bồi bổ cơ xương, đặc biệt thích hợp cho người suy nhược, sợ lạnh.

Công thức gợi ý: Thịt cừu om

Nguyên liệu chuẩn bị: 500g thịt cừu, 5 lát gừng, 1 cây hành baro (cắt thành từng đoạn), 2 cái hoa hồi, 1 miếng quế nhỏ, 2 lá nguyệt quế, 1 quả ớt khô (tùy thích), 3 thìa canh nước tương, 1 thìa canh nước tương đen, 10g đường phèn, một ít hạt tiêu nguyên hạt, 2 thìa canh rượu nấu ăn, lượng nước vừa đủ.

Cách làm món thịt cừu om

Bước 1: Thịt cừu mua về bạn cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó cho thịt cừu vào nồi nước lạnh, thêm gừng thái lát, rượu nấu ăn vào rồi đun sôi trên lửa lớn. Khi nước sôi, bạn hớt bỏ bọt. Sau đó vớt thịt cừu ra, rửa sạch bằng nước ấm cho hết cặn bọt.  

Mẹo: Bạn có thể cho thêm vài miếng củ cải vào trong bước chần để khử mùi thịt cừu. Sau khi chần xong thì bỏ củ cải đi.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 1.

Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, thêm hoa hồi, quế, hành baro và gừng lát vào xào cho đến khi dậy mùi thơm. Sau đó bạn cho thịt cừu đã chần vào xào đều trên lửa lớn. Xào cho tới khi thịt cừu hơi sém vàng thì nêm rượu nấu ăn, nước tương, nước tương đen và đường phèn vào xào đều. 

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 2.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 3.

Bước 3: Tiếp đó, bạn đổ một lượng nước vừa đủ ngập thịt cừu, thêm lá nguyệt quế, một ít hạt tiêu nguyên hạt, ớt khô rồi đun sôi. Sau đó bạn hạ về mức lửa nhỏ, nấu trong 60 phút. Sau đó bạn mở nắp nồi ra, chỉnh mức lửa lớn để rút cạn bớt nước như mong muốn. Nếu muốn thịt mềm hơn có thể đun thêm nửa tiếng nữa. Sau đó bạn rắc hành lá lên là có thể thưởng thức.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 4.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 5.

Thành phẩm món thịt cừu om

Món thịt cừu om này có màu đỏ tươi, hương vị đậm đà, kết cấu mềm mại, thích hợp nhất để thưởng thức cùng cơm nóng trong bữa ăn vào ngày đông chí. Tác dụng làm ấm của thịt cừu có thể nhanh chóng làm ấm cơ thể khi trời lạnh.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 6.

Báu vật thứ hai: Củ cải

Người xưa vốn có câu: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả năm không phiền bác sĩ kê đơn thuốc". Củ cải là loại rau theo mùa, thu hoạch nhiều vào mùa đông, có vị giòn, giàu dinh dưỡng. Củ cải vốn rất giàu chất xơ, vitamin C và nhiều loại chất chống oxy hóa, đồng thời có tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, củ cải còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ăn củ cải trong ngày đông chí có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng bốc hỏa...

Công thức gợi ý: Bánh củ cải

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 150g củ cải, 1 quả trứng gà, 2g muối, 1-2 cây hành lá, 30g bột mì đa dụng, 10g tép biển khô. 

Cách làm bánh củ cải

Bước 1: Gọt vỏ củ cải trắng và nạo thành sợi mỏng. Cho củ cải đã bào sợi vào tô, thêm một chút muối vào, dùng tay đảo đều. Sau đó để yên và ướp củ cải trong 30 phút để loại bỏ bớt lượng nước.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 7.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 8.

Bước 2: Sau khi ướp củ cải xong, bạn dùng tay nắm chặt để loại bỏ nước thừa ra khỏi củ cải. Tiếp đó, cho củ cải vào tô sạch, thêm tép biển khô và hành lá cắt nhỏ, sau đó đập quả trứng vào trộn đều.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 9.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 10.

Bước 3: Đổ bột mì đa dụng vào và dùng đũa khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện, đạt độ dính. Dùng thìa múc 1 lượng bột vào lòng bàn tay và tạo hình thành bánh. Đổ một ít dầu vào chảo, vặn lửa nhỏ, đun nóng dầu rồi cho bánh củ cải vào. Sau khi chiên trong 10 phút, dùng thìa lật lại. Tiếp tục chiên trong 6 phút cho đến khi cả hai mặt đều có màu nâu nhạt. Sau khi chiên xong, bày ra đĩa là bạn đã có những chiếc bánh củ cải thơm ngon.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 11.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 12.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 13.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 14.

Thành phẩm bánh củ cải

Bánh củ cải với cách làm đơn giản nhưng ngon và tốt cho sức khỏe. Món bánh có hương vị tươi mát, đặc biệt ngon miệng. Mùi thơm của hành lá và củ cải hòa quyện với mùi thơm của tép biển, càng ăn càng cuốn!

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 15.

Báu vật thứ ba: Gạo nếp

Gạo nếp rất giàu carbohydrate, có thể nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường thể lực. Ngoài ra, gạo nếp còn có tác dụng làm ấm, bồi bổ lá lách, dạ dày, giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở lá lách và dạ dày do lạnh trong mùa đông. Độ dẻo và no lâu của gạo nếp cũng đặc biệt thích hợp để ăn vào mùa đông.

Công thức gợi ý: Xôi thịt viên củ sen

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ sen, 200g thịt heo băm nhỏ, 100g gạo nếp (ngâm trước 6 tiếng), lượng vừa đủ hành tây và gừng, 2 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu mè, lượng muối vừa đủ.

Cách làm món xôi thịt viên củ sen

Bước 1: Củ sen rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu rồi cho vào bát đựng thịt heo băm. Tiếp theo bạn băm nhỏ hành lá, gừng rồi cho vào bát thịt heo. Nêm thêm nước tương, dầu hào, dầu mè và chút muối vào rồi trộn đều để được phần nhân. Tiếp đó bạn vo nhân thành những viên tròn có kích thước vừa phải. 

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 16.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 17.

Bước 2: Gạo nếp sau khi ngâm và để ráo bạn cho ra đĩa. Sau đó lăn các viên thịt vào gạo nếp sao cho tất cả các viên thịt được phủ đều một lớp gạo. 

Bước 3: Cho các viên gạo nếp bọc thịt vào nồi hấp. Bật bếp rồi đun sôi và hấp trong khoảng 20 phút là các nguyên liệu chín. Sau đó bạn lấy xôi thịt viên củ sen ra, cho rắc hành lá cắt nhỏ lên trang trí.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 18.
Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 19.

Thành phẩm món xôi thịt viên củ sen

Món xôi thịt viên củ sen với lớp áo ngoài trong bởi được bọc gạo nếp, có kết cấu mềm dẻo, hương thơm mát. Phần nhân thịt mọng mướt cùng vị ngọt ngon của củ sen càng khiến món ăn thêm hấp dẫn. Vị tươi của củ sen và độ dẻo của gạo nếp tạo thành một sự cân bằng hoàn hảo, khiến bạn ăn hoài không chán.

Người xưa nói “Ngày Đông chí ăn tam bảo, quanh năm không lo bệnh”: Hôm này là Đông chí, vậy- Ảnh 20.

Ăn "tam bảo" trong ngày đông chí không chỉ giúp gia đình bạn được cải thiện vị giác mà còn bổ sung dinh dưỡng một cách thông minh và hợp lý. Trong ngày đông lạnh giá, việc chọn thịt cừu ấm nóng, củ cải dưỡng ẩm và gạo nếp bổ dưỡng dạ dày không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, tinh thần mà còn giúp gia đình thêm gắn kết!

Theo Huệ Lan

Tổ quốc

Trở lên trên