MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguồn vốn khủng từ các “thiên đường thuế” vào Việt Nam: Có gì bất thường?

Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn cho biết, không chỉ British Virgin Islands mà còn rất nhiều các “thiên đường thuế” khác đang đầu tư vào Việt Nam với tổng số dự án cũng như vốn đầu tư rất lớn.

Cả trăm tỷ USD đầu tư từ các “ thiên đường thuế ”

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, British Virgin Islands (BVI) – một trong những “thiên đường thuế” hấp dẫn nhất thế giới đang có lượng dự án đầu tư vào Việt Nam rất lớn.

Chỉ là một quần đảo có diện tích chỉ khoảng 153 km2, GDP hơn một tỷ USD song các tới hơn 600 dự án với tổng đầu tư tới hơn 19 tỷ USD sang Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra, vì sao các doanh nghiệp lại chọn BVI để làm nơi thành lập công ty, sau đó lấy danh nghĩa này để tiến hành đầu tư vào Việt Nam?

Theo ông Toàn, không phải đến giờ người ta mới bàn về những con số này. “Có thời điểm, BVI vươn lên đứng thứ hai trong tổng sổ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, ai cũng ngầm hiểu, các nhà đầu tư “mượn” BVI đăng ký thành lập doanh nghiệp vào Việt Nam, hưởng ưu đãi thuế tại những khu vực này.

Tất nhiên, cần nhấn mạnh, không chỉ riêng ở Việt Nam, mà họ còn mang tiền đi đầu tư ở rất nhiều nước khác trên thế giới”, ông Toàn nói.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, không chỉ BVI mà còn rất nhiều các “thiên đường thuế” khác đang đầu tư vào Việt Nam với tổng số dự án cũng như vốn đầu tư rất lớn.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/4/2016, còn có nhiều nơi được coi là "thiên đường thuế" đầu tư vào Việt Nam, trong đó, lớn nhất là Singapore (1.600 dự án với 36,28 tỷ USD) và Hồng Kông (1.018 dự án với 15 tỷ USD), BVI (644 dự án với 19 tỷ USD), Quần đảo Cayman (70). Ngoài ra, Bermuda khoảng 232 triệu USD, Bahamas 108 triệu USD, Panama 51 triệu USD…

Nhiều ý kiến đặt vấn đề về hiệu quả của các dự án này đối với Việt Nam, tuy nhiên, theo ông Toàn, không thể đánh đồng tất cả những doanh nghiệp đăng ký ở “thiên đường thuế” thì là có vấn đề.

“Chuyện đầu tư này tôi cho rằng hết sức bình thường. Số vốn giải ngân của các dự án từ BVI cũng chưa có tổng kết đánh giá nhưng cũng chưa phát hiện có sự khác biệt bất thường so với các dự án đến từ các quốc gia vùng lãnh thổ khác đầu tư vào Việt Nam nhiều thời điểm rất cao.

Điều quan trọng trong việc quản lý đầu tư FDI hiện giờ, theo tôi đó là nên kiểm tra, rà soát tất cả các dự án, không loại trừ đến từ đầu, xem dự án nào dừng hoạt động, bị bán, đã bị cho phá sản… để từ đó có các chính sách, giải pháp phù hợp”, ông Toàn nêu quan điểm.

Riêng đối với các dự án đến từ các “thiên đường thuế”, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng nên có tổng kết đánh gia riêng trong các lĩnh vực như tỷ lệ vốn giải ngân trên vốn đăng kí, vốn rút khỏi dự án trên vốn đang ký, số dự án không thực hiện và chậm triển khai…và đặc biệt là chấp hành pháp luật tại Việt Nam.

Có ý kiến lo ngại về việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá, trục lợi, gây hại cho nền kinh tế, ông Toàn cho rằng: Chuyển giá thì không chỉ từ các “thiên đường thuế”, bất kỳ doanh nghiệp từ nước nào vào cũng có thể xảy ra nguy cơ này.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng nêu quan điểm cho rằng: Nếu bị các doanh nghiệp này lách luật để chuyển giá thì đó sẽ gây hệ quả hết sức tiêu cục lên nền kinh tế.

Bên cạnh đó, về nguyên tắc, một khi có nhiều nhà đầu tư đến từ những thiên đường thuế, kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro hơn.

Trên thực tế, để quản lý và hạn chế những rủi ro tác động của các “thiên đường thuế”, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định tránh đánh thuế hai lần với cùng một khoản thu nhập với các nước như Singapore, Mỹ, Pháp…

Các loại thuế được cam kết không đánh hai lần gồm thuế thu nhập cá nhân, lợi tức, lợi nhuận ra nước ngoài, thu nhập với các nhà thầu… Tuy nhiên, việc đánh thuế một lần cũng không đủ sức hấp dẫn so với việc miễn hoàn toàn từ các “thiên đường thuế”.

Làm rõ vụ người Việt có tên trong “ hồ sơ Panama ”

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước cho biết những ngày qua, cơ quan quản lý có nắm bắt việc Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố Hồ sơ Panama, trong đó nêu tên của một số cá nhân, tổ chức Việt Nam liên quan đến các doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nêu quan điểm: Chưa thể kết luận được điều gì lúc này. Chúng ta chờ kết quả từ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Tôi cho rằng, nên tiếp cận thận trọng và trách nhiệm trên cơ sở pháp luật hiện hành của Việt Nam và các điều ước quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, từ đó có thể phát hiện tiêu cục như trốn thuế, chuyển giá thậm chí rửa tiền hoặc hiện tượng lách thuế…,

Thông qua kiểm tra có thể minh oan cho những tổ chức cá nhân có tên ttrong hồ sơ Panama không vi phạm pháp luật. Không nên “lờ” đi vì như vậy sẽ làm dư luận hoài nghi. Phải thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn diện cả về trốn thuế, rửa tiền và chuyển giá…

Cũng theo ông Toàn, Việt Nam hiện có cơ chế thẩm định các dự án khi đầu tư ra nước ngoài khá chặt chẽ. Không phải được đầu tư tràn lan, dễ dãi.

Khi cá nhân, tổ chức tại Việt Nam muốn đầu tư nước ngoài đều phải xin giấy phép đăng ký với Bộ Kế hoạch và đầu tư và thực hiện việc khi chuyển tiền từ Việt Nam ra nước đầu tư Nguồn tiền đó phải được kiểm soát của cấp phép Bộ Kế hoạch đầu tư thông qua và Ngân hàng Nhà nước.

Thông qua vụ Hồ sơ Panama, Chính phủ (chủ yếu là bộ Kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng nhà nước) cũng cần rà soát các văn bản phát luật liên quan để có thể bổ sung điều chỉnh phù hợp.

Theo Mạnh Nguyễn

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên