Nguy cơ tăng tỷ giá
Dù USD đang giảm mạnh, nhưng có thể sẽ tăng giá trở lại khi FED tăng lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến, có nguy cơ làm tăng tỷ giá USD/VND.
- 23-05-2021Giờ có phải lúc thích hợp nhất để mua vàng đầu tư?
- 22-05-2021Đầu tư forex, tiền ảo: Vỡ mộng làm giàu, mất cả tiền lẫn bạn
- 22-05-2021Nợ xấu bất động sản có phình to?
Tính từ đầu tháng 5/2021, USD đã giảm giá gần 1,6% giá trị, còn so với mức đỉnh hồi cuối tháng 3 năm nay, đồng tiền này đã giảm tới 3,8%.
Tỷ giá USD/VND đã có xu hướng giảm trong thời gian qua. Nguồn: SBV, CEIC & HSC
USD "lao dốc"
Sở dĩ USD "lao dốc" do FED tỏ ra vẫn "kiên định" với việc không tăng lãi suất cơ bản dù CPI tháng 4 của Mỹ vọt lên mức 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái- mức cao nhất kể từ năm 2008.
Việc USD giảm giá đã khiến tỷ giá trung tâm tại Việt Nam cũng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 19/5, tỷ giá trung tâm đã được NHNN điều chỉnh giảm tới 19 VND xuống còn 23.151 VND/USD. So với thời điểm cuối tháng 3, tỷ giá trung tâm đã giảm 93 VND, tương đương giảm 0,4%.
Tuy nhiên, giá bán ra USD tại các ngân hàng chỉ giảm 20 VND/USD trong thời gian này xuống quanh 23.150 VND/USD, trong khi giá mua vào được điều chỉnh giảm mạnh hơn, khoảng 40 VND xuống quanh 22.940 VND/USD.
"Việc USD rớt giá mạnh cũng khiến các đồng tiền khác tăng giá, chẳng hạn như Nhân dân tệ (NDT) tăng lên cao nhất trong 3 năm qua. Điều đó đã hạn chế đà giảm của tỷ giá USD/VND", vị một vị chuyên gia lý giải và cho biết thêm, USD giảm cũng chính là lý do khiến các ngân hàng nới rộng khoảng cách mua- bán để đề phòng rủi ro.
Sức ép đảo chiều
Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn khuyến cáo các doanh nghiệp nên đề phòng áp lực tăng tỷ giá USD/VND do lạm phát tại Mỹ tăng mạnh có thể khiến FED bước vào chu kỳ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Việc USD tăng giá có thể khiến nhiều đồng tiền khác, đặc biệt là NDT, đảo chiều giảm trở lại, từ đó càng tạo thêm sức ép tăng tỷ giá USD/VND. Còn nhớ thời điểm năm 2015 - 2016, NDT lao dốc mạnh đã tạo sức ép giảm giá đối với hầu hết các đồng tiền trong khu vực, trong đó có VND.
Áp lực đến tỷ giá còn do nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế sẽ bớt dư thừa hơn khi mà nền kinh tế nhập siêu tới 1,93 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5/2021 đã khiến cán cân thương mại đảo chiều sang trạng thái nhập siêu 350 triệu USD kể từ đầu năm. "Việc nhập siêu mạnh trong một thời gian ngắn có thể tạo áp lực đến tỷ giá khi đến hạn thanh toán tiền hàng nhập khẩu", chuyên gia trên cho biết.
Ngoài ra, tháng 6 tới cũng là thời điểm NHNN mua vào ngoại tệ. Trong một báo cáo vừa được công bố mới đây, các chuyên gia phân tích của KBSV nhận định: "Tỷ giá USD/VND được kỳ vọng đi ngang trong quý 2, trước khi tăng nhẹ trở lại do nguồn cung VND được dự báo tăng trong giai đoạn cuối quý 2, đầu quý 3 khi các hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ của NHNN đáo hạn".
Diễn đàn doanh nghiệp