MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguy cơ “thua trên sân nhà” của đại gia hàng không Việt

Phát triển mạnh thị trường nội địa nhưng trong 6 tháng đầu năm 2016, thị phần hành khách quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam đã giảm sâu với 6 điểm. Trong lúc đó, nỗ lực phát triển đội tàu bay lại gặp khó do những hạn chế về hạ tầng. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại về nguy cơ mất thị phần của các đại gia hàng không nội về tay các đối thủ nước ngoài.

“Nóng” thị trường nội địa, “nguội” trên sân chơi quốc tế

Bằng việc tăng gấp đôi lượng hành khách nội địa chỉ trong 3 năm, Việt Nam được dự đoán sẽ là một trong 10 thị trường hàng không tiềm năng nhất thế giới và sớm nằm trong top 20 về lượng khách nội địa.

Sự phát triển của thị trường hàng không khiến các đại gia hàng không thế giới nhanh chân đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục hàng không, từ chưa đến 20 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam vào năm 1993 với hơn 20 đường bay quốc tế, cho đến nay, đã có 55 hãng hàng không nước ngoài với gần 100 đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam.

Đây là cơ hội hợp tác lớn nhưng đồng thời cũng là thử thách đối với các hãng hàng không “nội”.

Trên thực tế, trong lúc thị trường hàng không nội địa tiếp tục tăng mạnh với công cuộc chạy đua về mạng bay và giá giữa các hãng hàng không nội như Vietnam Airlines, Vietjet hay Jestar Pacific thì phân khúc bay quốc tế đang chứng khiến sự lấn sân của các hãng quốc tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, thị phần hành khách quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam đã giảm sâu với 6 điểm, xuống còn mức 43,3% do các hãng nước ngoài đẩy mạnh hoạt động khai thác. Đáng chú ý, hiện một số lớn hãng đã có thêm những thương quyền khai thác sâu hơn thị trường Việt Nam và quá trình chuyển nhượng thương quyền khai thác tiếp tục có dấu hiệu tăng. Mới đây nhất hang hang không giá rẻ của Nhật Vanilla Air đã quảng cáo bán vé khai các chuyến bay từ Hồ Chí Minh đi Đài Bắc cạnh tranh trực tiếp với các hang hang không nội địa.

Phát triển đội bay, xu hướng tất yếu

Việc cho phép các hãng bay ngoại có thêm thương quyền đón khách đặt ra những thách thức không nhỏ cho các hãng nội địa nhất là khi nỗ lực phát triển đội tàu bay ít nhiều gặp khó bởi một hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ trong nước.

Trên thực tế, dù có một số ý kiến quan ngại về việc thị trường hàng không tăng trưởng quá nhanh, thậm chí “đổ lỗi” cho nỗ lực sắm thêm tàu bay của các hãng hàng không, không thể né tránh thực tế về quy mô đội tàu bay của Việt Nam hiện nay. So với các nước bạn, đội tàu bay trong nước còn kém xa số lượng.

Theo thống kê của CAPA, tới tháng 11.2016, tổng lượng tàu bay đang khai thác của Việt Nam mới dừng lại ở con số 142, đứng thứ 6 trong khu vực, bằng chưa tới ¼ lượng tàu bay của Indonesia. Do đó, các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế đều cho rằng việc mở rộng đội tàu bay là tất yếu nếu các hãng hàng không Việt Nam muốn duy trì và mở rộng sân chơi trong và ngoài nước bởi nếu Vietnam Airlines, Vietjet không duy trì tốc độ tăng trưởng đội tàu bay, nhiều khả năng thị phần vận chuyển khách sẽ rơi vào tay các hãng hàng không ngoại.

Trong thời gian qua, cả 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam đều đã đặt mua hàng trăm tàu bay mới với trị giá hàng chục tỉ USD. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chỗ đỗ qua đêm tại một số cảng hàng không lớn khiến các hãng không khỏi đau đầu trước bài toán mở rộng đội bay.

Bên cạnh những cái khó về hạ tầng, các hãng hàng không nội còn có nguy cơ đội chi phí kinh doanh hàng nghìn tỉ đồng nếu một loạt các loại phí khai thác được điều chỉnh.

Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng xấp xỉ 20% của Việt Nam hiện nay còn thua xa con số 27% của Thái Lan hay 30% của Trung Quốc trong khi nhu cầu đi lại, giao thương, du lịch của người dân tăng mạnh trong những năm qua là có thật. Do đó, rất cần những cơ chế để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cũng như gỡ khó về hạ tầng để cần khuyến khích các hãng nội địa xây dựng chính sách giá vé hợp lý, thu hút được nhiều đối tượng đi lại bằng đường hàng không đồng thời duy trì vị thế trên sân nhà.

Trong đó, những cú hích để đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển, mở rộng hạ tầng tại Tân Sơn Nhất, và các cảng hang không nội địa và xây dựng Long Thành là vô cùng cần thiết. Cụ thể, các chuyên gia cho rằng cần giải quyết vấn đề mãn tải sớm tại hai sân bay chủ chốt Nội Bài và Tân Sơn Nhất bằng cách mở rộng các nhà ga bằng phương thức xã hội hóa với sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân; cải thiện phương thức điều hành bay…

Theo Lâm Anh

Lao động

Trở lên trên