Nguyên mẫu phim Bản danh sách của Schindler: Từ thành viên phát xít Đức đến vị anh hùng dùng cả sản nghiệp để giải cứu 1200 người Do Thái khỏi trại tập trung
Người đàn ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là một vị anh hùng của thế giới nói chung, của người dân Do Thái nói riêng.
- 22-09-2019Đặt lên bàn cân 2 vị Tổng thống nổi tiếng mê golf nhất Nhà Trắng: Người tự học, người bị chỉ trích dữ dội
- 21-09-2019Cùng "giàu nứt vách" nhưng các tỷ phú lại có sở thích đi xe khác biệt: CEO Facebook sắm siêu xe giống đại gia Minh Nhựa, Jeff Bezos lại giản dị khó ngờ!
- 21-09-2019Jack Ma khẳng định: Đàn ông nghe vợ, sớm muộn cũng thành công, đừng bao giờ coi thường tư duy của phụ nữ
Người anh hùng ấy có tên là Oskar Schindler. Ông còn được biết đến với vai trò là thành viên của Đảng Đức Quốc Xã. Có thời điểm, Oskar còn hoạt động với vai trò gián điệp Abwehr - Cơ quan tình báo của quân đội Đức quốc xã. Trong thế chiến thứ II, Oskar đã có được một cuộc sống giàu có, thịnh vượng, là một tài sản của quân đội Hitler.
Schindler ra đời vào tháng 4/1908 tại Đế quốc Áo-Hung trong một gia đình người Đức ở Tiệp Khắc. Ông đã từng kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng lại hay gặp thất bại dù là người tài giỏi. Ông từng gia nhập Đảng người Đức ở Tiệp Khắc nhưng đến năm 1938, ông bị chính phủ Tiệp Khắc cầm tù với tội danh gián điệp và rồi sau đó lại được phóng thích và trở thành thành viên của Đảng Đức Quốc Xã.
Với tầm nhìn rộng, Schindler đã tìm cách sở hữu một nhà máy đã bị tòa tuyên bố phá sản. Sau đó, ông đã biến nhà máy bị bỏ phế này trở thành nhà máy sản xuất đồ tráng men Đức. Công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, khối tài sản của Schindler ngày càng tăng cao, chẳng mấy chốc ông được xếp vào danh sách nhà tài phiệt thuộc giới quý tộc từ những năm đầu Thế chiến thứ II. Thế nhưng, Schindler có lẽ sẽ mãi là một nhà tài phiệt như bao người chứ không phải một vị anh hùng được cả thế giới ca ngợi nếu như ông không vô tình biết đến trại tập trung ở Plaszow.
Chân dung Oskar Schindler.
Đây là nơi những người Do Thái phải lao động đến mức kiệt sức rồi bị bỏ mặc đến chết cũng chẳng ai biết. Biết được điều này, Schindler có quyết định táo bạo và mạo hiểm. Để giảm thiểu số lượng người Do Thái bị sát hại ở trại tập trung, ông thuê họ làm việc cho xưởng sản xuất của mình để cứu họ khỏi trại tập trung kia - việc làm có thể khiến ông gặp nguy hiểm, bị trừng phạt nếu phát xít Đức phát hiện ra nguyên nhân sâu xa.
Dù đó là người khuyết tật, người già, trẻ em hay phụ nữ, Schindler đều nhận về xưởng sản xuất của mình. Trái ngược với những âm thanh man rợ ở trại tập trung - nơi đầy tiếng la hét, đầy sự lạm dụng và sát hại người không cần lí do - bên trong nhà máy của Schindler, những người Do Thái được đối xử vô cùng tử tế. Họ thậm chí còn được cầu nguyện mỗi ngày, được đọc kinh Torah.
Không ít lần Schindler bị nghi ngờ, bị kiểm tra văn phòng nhằm tìm các chứng cứ để buộc tội ông. Tuy nhiên, họ chẳng làm gì được Schindler cả. Cứ mỗi khi những người Do Thái trong xưởng sản xuất của Schindler bị đe dọa trục xuất, ông lại tìm đủ mọi cách để đưa họ về vùng an toàn của mình. Cả cuộc đời mình, Schindler đã cứu sống được 1.200 người Do Thái bị bách hại. Dù vậy, động cơ muốn bảo vệ người Do Thái của Schindler đến nay vẫn là một ẩn số.
Ông đã giúp cứu sống 1.200 người Do Thái.
Khi chiến tranh kết thúc, Schindler rơi vào cảnh túng quẫn do đã dùng toàn bộ tài sản để hối lộ và mua đồ dự trữ cho các công nhân của mình. Ông di cư sang Argentina năm 1948 và rồi đã bị phá sản ở nơi đây. Đến năm 1957, ông chia tay vợ và về Đức vào năm 1958. Dù đã tiến hành một số công việc kinh doanh nhưng may mắn vẫn không mỉm cười với ông.
Đến tận năm 1971, ông dọn về sống cùng những người bạn. Schindler qua đời vào tháng 10/1974 mà không có một xu trong tay. Ông được chôn cất ở nghĩa trang Công giáo của Dòng Phanxico ở Jerusalem và ở lối vào của nghĩa trang còn có hẳn bảng chỉ đường cho những người muốn đến mộ ông để thăm viếng. Đặc biệt, trên mộ ông được đặt khá nhiều viên đá - truyền thống thể hiện lòng biết ơn của người Do Thái và còn những dòng chữ được kính cẩn khắc lên.
Câu chuyện về cuộc đời, về những việc làm vĩ đại của ông Schindler đã trở thành nguồn cảm hứng để tác giả Thomas Keneally viết thành Schindler's List (xuất bản tại Mỹ). Không dừng lại ở đó, thành công vang dội của quyển tiểu thuyết đã khiến các nhà làm phim quyết định chuyển thể thành bộ phim cùng tên Schindler's List (tựa Việt: Bản danh sách của Schindler) vào năm 1993 do Steven Spielberg làm đạo diễn. Phim được đề cử và chiến thắng tại giải Oscar với 7 giải thưởng danh giá.
Nguồn: Tổng hợp
Helino