Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công
Các doanh nhân nổi tiếng không chỉ là những nhà kinh doanh đại tài mà còn là "bậc thầy" trong việc quản lý tài chính cá nhân.
- 08-08-2024"Sáng nghề chính, tối nghề phụ" nhưng bảng chi tiêu của cô gái này khiến CĐM phải thốt lên rằng "quả là hình tượng mẫu mực của quản lý tài chính!"
- 08-08-2024Lương 25 triệu nhưng 6 năm không có một đồng tích góp, vợ chồng "quay xe" học cách quản lý tài chính: Tiết kiệm được thêm vài triệu mỗi tháng
- 29-07-2024Không còn đủ tài chính, một diva Việt phải hoãn show vô thời hạn, trả tiền vé cho khán giả
Dưới đây là những bí quyết quản lý tài chính hiệu quả, thường được những người thành công áp dụng:
1. Luôn rà soát chi tiêu
Thường xuyên rà soát các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm...như học phí, tiền chợ, mua sắm. Sau đó phân thành hai loại cơ bản: có thể cắt giảm (ít hoặc không quan trọng) và không thể cắt giảm (quan trọng).
Những khoản chi quan trọng và thường chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình như học phí, ăn uống...thì không thể cắt giảm. Thay vào đó, có thể cắt giảm những khoản ít quan trọng như xem phim, mua sắm quần áo, cà phê...
2. Sống dưới mức thu nhập
Lời khuyên của những người thành công là tập trung vào những khoản chi cần thiết, cắt giảm mọi chi tiêu không thiết yếu cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường. Việc sống dưới mức thu nhập sẽ giúp tiết kiệm tiền cho những mục tiêu quan trọng hơn.
3. Lập mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng
Để việc quản lý dòng tiền hiệu quả, đừng quên lập mục tiêu tài chính. Mục tiêu đó có thể dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn nhưng phải rõ ràng để có lộ trình tiết kiệm đúng đắn.
4. Xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp trước khi đầu tư
Quỹ khẩn cấp giúp vượt qua những thời điểm khó khăn như ốm đau, bệnh tật, gia đình gặp biến cố...Theo các chuyên gia tài chính, mỗi người cần chuẩn bị một quỹ khẩn cấp bằng ít nhất 6 tháng thu nhập.
Thời điểm tốt nhất để tiết kiệm là ngay sau khi nhận lương với khoảng 10 - 20% thu nhập hàng tháng.
5. Không chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền kiếm được
Các chuyên gia tài chính khuyên người trẻ không nên tiêu tiền nhiều hơn 10% số tiền kiếm được. Nếu thu nhập 10 triệu đồng mỗi tháng, thì không nên mua chiếc túi có giá hơn 1 triệu.
Bởi, 10% trên tổng thu nhập là khoản tiền khá lớn, trong khi giá trị của chiếc túi đó có thể bị giảm dần theo thời gian.
6. Vay tiền nếu thực sự cần thiết
Nếu hoàn cảnh bắt buộc mà chưa có đủ tiền, có thể xem xét vay thêm. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ các chi phí liên quan như lãi suất, mức phạt nếu trả muộn.
7. Trả nợ càng sớm càng tốt
Nhiều người có thói quen tiêu hết tiền từ giữa tháng sau đó vay nợ để duy trì cuộc sống trong nửa tháng còn lại. Để thoát khỏi vòng xoáy này cần phải có quyết tâm mạnh mẽ.
Hãy cố gắng trả hết nợ hiện tại và tránh mượn thêm nợ ở tháng sau. Đồng thời, cần thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm những món đồ không cần thiết. Bằng cách này, việc thoát khỏi vòng xoáy nợ nần sẽ khả thi hơn.
8. Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn
Sự thành công của các doanh nhân không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính hiệu quả mà còn ở sự đa dạng kênh thu nhập. Đây cũng là “bước nâng cao” để hướng đến sự tự do tài chính.
Vì vậy, nếu có thời gian rảnh rỗi sau giờ hành chính có thể làm thêm nhiều công việc khác như viết nội dung thuê, quản lý fanpage, kinh doanh nhỏ....Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, làm nhiều công việc có nghĩa là cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý.
9. Chọn phương pháp quản lý chi tiêu phù hợp
Không phải phương pháp quản lý tài chính nào cũng phù hợp với mọi người. Vì vậy, mỗi người cần phải tự tìm ra lựa chọn phù hợp nhất. Có rất nhiều quy tắc có thể kể ra như 6 chiếc lọ, 50/20/30...
Lưu ý, dù chọn nguyên tắc quản lý tài chính nào thì hãy đảm bảo kiên trì theo sát và kiểm tra tiến độ thường xuyên.
VTC News