Nguyên tắc sống ‘3 thêm - 3 bớt’ giúp cuộc sống dễ dàng hơn, hạnh phúc tự nhiên đến: Điều thứ 2 đặc biệt đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được
Trên đời này, con người ta chỉ mong có thể sống an yên, bình an qua một đời. Vì vậy, dù ở thời điểm nào, chúng ta cũng phải hiểu một số nguyên tắc và cách làm người. Hãy cố gắng tránh hoặc giảm thiểu sự xảy ra của tai họa. Nếu may mắn, nói không chừng chúng ta còn có thể thu về được phúc lành. Mặc dù có một số điều chúng ta không thể kiểm soát, chẳng hạn như sự sống và cái chết. Nhưng trong khoảng thời gian sống trên đời, chúng ta có thể có sự lựa chọn cách sống của riêng mình. Nếu thực hiện được quy tắc sống “Ba thêm - Ba bớt” thì tai họa càng ít, phước phần càng nhiều!
- 07-11-20217 “bí quyết vàng” ai cũng có thể làm được để tinh thần luôn vui khoẻ, tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc sống
- 06-11-20212 câu chuyện đáng giật mình về lựa chọn giữa tiết kiệm hay tận hưởng cuộc sống của người đã đi qua quá nửa cuộc đời: Về già có an nhàn hay không, phụ thuộc ở yếu tố này
- 06-11-20213 "loại bỏ", 4 "kiên trì": Càng sớm thay đổi, đầu óc càng minh mẫn, ngăn ngừa mất trí nhớ, tự chủ cuộc sống lúc về già
01. Lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi
Lý do tại sao con người có hai tai và một miệng, là để nói với chúng ta rằng: Hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Tất cả chúng ta đều biết rằng nếu nói quá nhiều, rất có thể sẽ rước về những chuyện “tai bay vạ gió”. Thay vì như vậy, tốt hơn là chúng ta nên nói ít lại hoặc giữ trạng thái trầm mặc.
Nói chuyện là một hành động dễ dàng, nhưng để nói ra “lời hay ý đẹp” lại không dễ dàng như vậy. Lắng nghe người khác nói cũng là một việc rất dễ dàng, nhưng bạn phải có khả năng hiểu được ý cũng như ẩn ý đằng sau lời nói của người khác, có thế mới có thể bình tĩnh đưa ra câu trả lời đúng đắn.
Nói ít lại có thể giúp ta tránh được những "tai bay vạ gió". Ảnh: Aboluowang
Trong cuộc sống thực, rất nhiều người có tài ăn nói. Nhưng với một số khác, khi đến lượt mình nói, họ chỉ biết lải nhải vô tội vạ và không có điểm dừng. Những người như vậy thường không được ai ưa, dễ làm mất lòng người khác và tự chôn mình trong một mối họa không tên.
Trong quá trình giao tiếp với người khác, tất cả chúng ta nên học cách lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Không cần nói quá nhiều, chỉ cần nói những lời đơn giản và tinh tế. Nhưng thực tế lại trái ngược, đa phần chúng ta đều lắng nghe tiếng lòng của người khác một cách miễn cưỡng, và chỉ chỉ biết luyên thuyên không ngừng về bản thân mình. Nếu bạn không thể nói chuyện một cách chừng mực, thì hãy cố gắng nói càng ít càng tốt, hoặc đơn giản hơn là giữ im lặng. Có thế mới tránh được chuyện “họa từ miệng ra”!
02. Vận động nhiều hơn, ăn ít đi
Tiền không được sử dụng chẳng khác gì giấy vụn; Nước không chảy chẳng khác gì nước thải; Người không chuyển động, thì khác gì phế nhân. Dù là ai đi chăng nữa, thì ngày thường cũng nên tập thể dục nhiều hơn, đừng đợi đến lúc đổ bệnh rồi mới hối hận.
Mặc dù việc tập thể dục rất dễ dàng nhưng rất khó có người có thể kiên trì thói quen này. Thử nghĩ xem, tại sao việc làm ăn của bệnh viện lại tốt như vậy, rất có thể là do mọi người thường xuyên không tập thể dục!
Đừng ăn vô tội vạ, thay vào đó hãy ăn ít hơn, hãy chạy hoặc đi bộ, đừng để bản thân trở thành kẻ què quặt. Có thể bây giờ bạn vẫn còn trẻ, nhưng sớm muộn gì thì bạn cũng sẽ già. Đừng đợi đến già rồi mới hối hận tại sao mình lại không chăm tập thể thao khi còn trẻ. Đây không đơn giản chỉ là một câu than phiền, mà còn là sự bất lực!
Con người có sức khỏe là có tất cả, hãy tập thể dục khi còn có thể. Ảnh: Aboluowang
Cơ thể này là của bạn! Hãy nhớ phải biết tiết chế khi ăn, đừng thấy món mình thích rồi cứ thế “nhồi nhét” thức ăn vào dạ dày. Người dân hiện nay có điều kiện sống khá tốt, thèm ăn món nào, lập tức có thể mua để thỏa mãn cơn thèm ăn. Nhưng bạn phải hiểu rằng, nếu dạ dày mất kiểm soát sẽ rất nguy hiểm. Hãy ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn để giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh!
03. Chú tâm nhiều hơn, ham muốn ít đi
Ham muốn của con người - giống như một hố sâu không đáy, có thể đẩy chúng ta xuống vực sâu bất cứ lúc nào. Việc chúng ta phải làm là kiềm chế ham muốn của mình và không để nó “phình to” thêm. Ham muốn ít đi không phải là không triệt tiêu lòng tham của bản thân, mà là kiểm soát ham muốn của mình tốt hơn.
Mọi người có quá nhiều ham muốn và dễ bị lòng tham của chính mình kiểm soát. Ham muốn không thể kiểm soát giống như một quả bom nổ chậm, bạn chỉ có thể nhìn nó nhấn chìm bạn một cách từ từ mà không thể đánh trả.
Làm người, chúng ta phải có cho mình một tâm hồn sáng trong, không vướng bụi trần - đây là đức tính mà tổ tiên để lại cho chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta đừng suy nghĩ nhiều, đừng mưu cầu quá nhiều, chỉ cần sống đơn giản, chú tâm, tập trung sức lực và thời gian để làm tốt một việc. Nếu tham lam quá, thì sẽ rơi vào tình trạng “ăn nhiều vỡ bụng”, thế hà cớ phải như vậy?
Chúng ta hãy tập chú tâm nhiều hơn, ít ham muốn hơn để có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn và sống cuộc sống mình muốn. Ước muốn càng nhiều, trái tim càng lạc lối, đầu óc càng mụ mị, việc gì cũng không hoàn thành tốt, mục tiêu nào cũng không thể đạt được. Tốt hơn hết là bạn nên tập trung vào một việc và làm đến cùng, chắc chắn điều kỳ diệu sẽ xảy ra!
Đừng quá tham lam hay mưu cầu quá nhiều, nếu "biết đủ", cuộc sống sẽ tự khắc an yên. Ảnh: Aboluowang
Thực hiện được nguyên tắc sống “Ba thêm - ba bớt”, thì tai họa càng ít, phúc đến càng nhiều! Hãy học cách lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi; lúc sức khỏe bình thường đừng quên tập thể dục, ăn ít hơn và không ăn quá no; tập trung nhiều hơn và kiềm chế ham muốn lại.