Nguyên tắc tìm việc tốt lương cao thời mạng xã hội: Đừng tưởng Facebook chỉ là nơi để giải trí, dùng sai một ly bạn sẽ tuột mất luôn cơ hội cho tương lai
Làm trái bất kỳ nguyên tắc nào cũng có thể là nguyên nhân đưa bạn vào danh sách đen của nhà tuyển dụng tiềm năng.
- 25-10-2018Hào hứng với công việc mơ ước nhưng lại nhận về một "cái tát giáng trời" rồi vỡ mộng, ở lại hay ra đi? Hãy để chuyên gia tư vấn cho bạn
- 24-10-2018Ai cũng có những giới hạn riêng: Nhờ thử thách 30 ngày tự đặt ra, tôi có thêm động lực để bắt đầu mỗi ngày của mình
- 24-10-2018Cuộc sống đời thường phong phú của "Giáo sư Pokemon" đam mê vi khuẩn Nguyễn Việt Hùng, từng đạt IELTS 9.0, là đại điện người Việt duy nhất tham gia Hội nghị vi sinh lớn nhất thế giới
- 23-10-2018Trong biên chế, có những cây tầm gửi ăn bám, sống dựa vào quan hệ. Thực chất, muốn ổn định, bạn phải duy trì năng lực rời bỏ biên chế bất cứ lúc nào!
Tìm việc làm qua mạng là hình thức phổ biến trong thời đại 4.0 ngày nay. Nhiều người tin tưởng và lựa chọn hình thức này như một bí quyết vàng bởi nó mang tới rất nhiều lợi ích. Vừa dễ dàng, tiện lợi, lại nhanh chóng và hiệu quả
Trong thời đại mà mạng xã hội là kênh thông tin nhanh nhất, lan tỏa rộng nhất thì kỹ năng tìm việc qua mạng là điều rất quan trọng. Đối với các công ty, mạng xã hội là công cụ thuận tiện để thúc đẩy truyền thông, tăng khả năng tiếp cận các ứng viên tiềm năng. Ngược lại, đối với những người đi tìm việc, nó lại là con dao hai lưỡi. Bên cạnh lợi ích giúp bạn tiếp cận thông tin nhanh, nhiều, mạng xã hội có thể đem đến rắc rối, là lí do để kết thúc sự nghiệp của bạn.
Theo nghiên cứu của Career Builder, 70% các nhà tuyền dụng sẽ săm soi profile mạng xã hội của các ứng viên. Và nửa già số công ty được khảo sát khẳng định rằng họ thậm chí sẽ đánh trượt một người có tiềm năng nếu trên trang Facebook, Instagram, Twitter của ứng viên đó có những thông tin mà công ty không thích.
Những người tìm việc thông thái luôn hiểu rõ điều này. Và vì thế, họ sẽ không bao giờ sử dụng mạng xã hội theo cách có thể gây phiền phức cho bản thân:
Đăng ảnh say xỉn hay sử dụng các chất kích thích lên mạng
Không ai cấm bạn uống rượu khi bạn đã đến tuổi, nhưng hãy nhớ rằng các nhà tuyển dụng sẽ từ chối các ứng viên có quá nhiều bài đăng liên quan đến rượu hay “thuốc” trên trang cá nhân, Patrick Ambron, CEO và đồng sáng lập BrandYourself, một website quản lý danh tiếng trên mạng xã hội chia sẻ.
“Kể cả khi những thông tin hiển thị là hợp pháp, các nhà tuyển dụng cũng coi những nội dung này như là báo động đỏ về sự phán đoán cũng như khả năng gánh vác trách nhiệm của bạn – đặc biệt khi bạn apply vào những vị trí như quan hệ khách hàng”, Ambron trả lời với Huffpost.
Ashley Payne, một giáo viên mất việc sau khi tung lên mạng những bức ảnh sử dụng rượu trong chuyến đi nghỉ mát tại châu Âu có lẽ là minh chứng rõ nhất cho những điều trên. Cô đã gửi đơn kiện nhà trường lên tòa án nhưng kết quả nhà trường vẫn từ chối cho cô quay lại làm việc cũng như không chấp nhận bồi thường thiệt hại cho cô.
Đăng những nội dung không hợp lệ hoặc không đăng gì cả
Quy tắc ngón tay cái: Đừng post những thứ mà bạn không muốn người thân nhìn thấy. Thế nhưng, đây lại là vấn đề: Bạn nên và phải đăng cái gì đó trên trang của mình. Một khảo sát tương tự của Career Builder cho thấy rằng 60% các nhà tuyển dụng sẽ không mời một ứng viên không có hoạt động trên mạng xã hội đến phỏng vấn.
Nói cách khác, việc “tàng hình” trên mạng xã hội là báo động đỏ cho nguy cơ được nhận làm của bạn.
Bên cạnh đó, dù nghe hơi rối rắm một chút nhưng các công ty không thích những ứng viên đăng tải tất cả các suy nghĩ của mình lên profile cá nhân. Một người chuyên nghiệp luôn cân bằng giao tiếp và biết đâu là giới hạn cho việc đăng tải tin tức công khai. Chia sẻ quá nhiều làm cho nhà tuyển dụng lo lắng về viễn cảnh bạn sẽ lỡ miệng tiết lộ thông tin không phù hợp cho khách hàng hay đối tác.
Để lại những bình luận mang tính phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo
Một số người nhìn nhận mạng xã hội giống như một cuộc trò chuyện thông thường với bạn bè, nơi mà ai cũng biết và hiểu rõ quan điểm, cũng như lời lẽ và khiếu hài hước của họ. Thực tế, quan niệm trên là sai lầm.
Trong xã hội truyền tin với tốc độ ánh sáng, thế giới sẽ chứng minh rằng mẹ bạn đã đúng khi bắt bạn im lặng lúc bạn có những phát ngôn sai lệch. Thực tế thì, một phần ba các nhà tuyển dụng đánh trượt các ứng viên có đăng tải các nội dung miệt thị giới tính, tôn giáo hay chủng tộc.
Bạn có nhớ cách sự nghiệp của Justine Sacco bay biến chỉ với một dòng tweet chứ? Nhà truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn mất việc bởi loạt đăng tải nhạy cảm mang tính phân biệt và chỉ trích. Bài học ở đây là: bất cứ ai cũng có thể tiếp cận bạn thông qua mạng xã hội, không chỉ những người thân quen bạn. Vì thế, hãy cư xử đúng mực.
Xem thường công ty cũ
Không ai muốn mình trở thành tâm điểm bàn tán. Điều này đúng không chỉ nơi học đường mà còn đúng trong giới làm việc chuyên nghiệp. Gần 30% các nhà tuyển dụng từ chối nhận các ứng viên vào làm bởi lời lẽ bất cẩn của họ với sếp cũ. Nói xấu sau lưng được xem là biểu hiện của một người không có nhân cách tốt. Vì vậy, suy nghĩ kỹ càng trước khi buông lời miệt thị công ty cũ, kể cả mục đích của bạn chỉ là mua vui.
Nói dối về bằng cấp
Khi George O’Leary trở thành huấn luyện viên trưởng đội bóng Đại học Notre Dame, Mỹ, sinh viên, giảng viên nơi đây mừng như bắt được vàng. Nhưng, niềm vui chưa được bao lâu thì chỉ sau 24 tiếng, lãnh đạo nhà trường phát hiện ra O’Leary nói dối về lá thư giới thiệu từ New Hamshire và ông ta thực tế không hề có bằng cử nhân bóng đá tại Đại học New York.
Ông ta nói dối trong suốt 20 năm mà không hề bị nghi ngờ. “Không ai kiểm tra lý lịch cá nhân cả. Chúng ta chỉ đơn giản thuê một người theo tiêu chuẩn họ tự đặt ra”, một huấn luyện viên điền kinh chia sẻ tại thời điểm đó.
Ngày nay, việc tuyển người tùy tiện không còn nữa. Thế kỷ 21 với Internet trong tầm tay, chẳng ai có thể nói dối lâu như cách O’Leary làm. Một nguyên tắc đáng để khắc cốt ghi tâm là đừng cung cấp những thông tin giả về kinh nghiệm của bạn. Bạn sẽ chẳng thể trụ lại lâu nếu sếp bạn nhận ra bạn không thể thực hiện được những gì bạn đã hứa.
Sử dụng tên profile và e-mail thiếu chuyên nghiệp
Hầu hết mọi người từng đặt cho mình những nick name ngớ ngẩn trên mạng khi Yahoo Messenger còn thịnh hành. Nhưng, một khi đã bước chân vào thị trường lao động, hãy đảm bảo tính chuyên nghiệp ngay từ chiếc e-mail và tên profile cá nhân của bạn. Nếu bạn cứ khăng khăng giữ lại tên Facebook từ thời trung học, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu chín chắn. Một công ty chuyên nghiệp chắc chắn sẽ khó có thể đánh giá cao ứng viên còn sử dụng một địa chỉ email là tên một nhân vật hoạt hình hay một loài hoa nào đó....
Mạng xã hội đóng một vai trò then chốt trong việc thế hệ trẻ nhất ngày nay tìm hiểu những nhà tuyển dụng tiềm năng, và điện thoại thông minh cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy sử dụng chúng một cách thông minh và hiệu quả nhất.
Huffpost