MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà 3 đời mắc ung thư dạ dày, nhỏ nhất mới 14 tuổi, bác sĩ chỉ ra "nguyên nhân bất ngờ" có trong mỗi gia đình

03-12-2024 - 12:18 PM | Sống

Ông nội, bố và con trai đều mắc ung thư dạ dày, thủ phạm hóa ra là thứ này!

Cậu bé 14 tuổi Tiểu Lý (Trung Quốc) cách đây không lâu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Việc Tiểu Lý phát hiện ra bệnh ung thư có chút tình cờ, trước đây bố cậu cũng đã từng phẫu thuật ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Nghĩ rằng thỉnh thoảng cậu bé bị đau dạ dày nên người bố hơi lo lắng, vội đưa Tiểu Lý đi nội soi. Kết quả, cậu bé được phát hiện một khối kích thước khoảng 2cm trong dạ dày, sinh thiết khẳng định đây là căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

May mắn thay, nhờ phát hiện sớm nên các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho Tiểu Lý, hiện cậu bé đang hồi phục ổn định và cuộc sống cũng như việc học tập không bị ảnh hưởng.

Nhà 3 đời mắc ung thư dạ dày, nhỏ nhất mới 14 tuổi, bác sĩ chỉ ra "nguyên nhân bất ngờ" có trong mỗi gia đình- Ảnh 1.

 

Điều khiến bố của Tiểu Lý băn khoăn là cả ông nội của Tiểu Lý cũng mắc bệnh ung thư dạ dày. Vậy bệnh ung thư dạ dày của Tiểu Lý có phải là do di truyền? 

Pan Wensheng, bác sĩ Trưởng khoa Tiêu hóa, cho rằng trường hợp của Tiểu Lý chỉ là một trường hợp, khó có thể chứng minh ung thư dạ dày là bệnh di truyền. Tuy nhiên, tiền sử khối u của nhiều thành viên trong gia đình thực sự là yếu tố có nguy cơ cao. “Tất cả các khối u ác tính ở đường tiêu hóa đều có khuynh hướng di truyền gia đình, hay tính nhạy cảm về di truyền, có nguy cơ phát triển khối u cao gấp 1,5 đến 3 lần so với người bình thường”.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ung thư dạ dày rất phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, thói quen ăn uống, lối sống. Trong đó, tiền sử gia đình là một trong những yếu tố nguy cơ cao và là nhóm yếu tố then chốt để sàng lọc ung thư sớm. Đồng thời, các chuyên gia nhắc nhở rằng ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. 

Khi cảm giác khó chịu xuất hiện, thường ở giai đoạn giữa và cuối, người bệnh không nên chủ quan, làm trì hoãn cơ hội điều trị tốt nhất. Nếu đi thăm khám và phát hiện bệnh sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 90%. Đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao, điều quan trọng là phải chú ý phát hiện sớm và sàng lọc sớm. Nhóm người này [người dễ mắc ung thư dạ dày] thường dương tính với Helicobacter pylori, bị viêm teo dạ dày, dị sản đường ruột, polyp dạ dày hoặc có tiền sử gia đình. Bác sĩ đề nghị những người này nên nội soi dạ dày kịp thời.

Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy


Theo Mỹ Diệu

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên