MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà có người già, trong tủ thuốc gia đình luôn phải có sẵn những loại này để phòng chữa kịp thời

10-12-2020 - 10:29 AM | Sống

Nhà có người già, trong tủ thuốc gia đình luôn phải có sẵn những loại này để phòng chữa kịp thời

Bên cạnh tủ thuốc dành riêng cho bé thì gia đình bạn cũng cần trữ sẵn những loại thuốc dành cho ông bà, cha mẹ để kịp thời ứng phó vào giai đoạn khẩn cấp.

Sức khỏe là vốn quý, dù là người già hay người trẻ, mạng người đều đáng trân quý như nhau. Trước nay, chúng ta vẫn luôn bàn luận nhiều về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ - những mầm non tương lai. Nhưng có một nhóm người cũng cần để ý sức khỏe không kém, đó chính là những người bố, người mẹ, làm ông bà của chúng ta. Nhất là sau cái chết đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài , đây càng như hồi chuông cảnh tỉnh đến sự chủ quan của nhiều người. Tuổi già đau yếu, bệnh tật là chuyện bình thường nhưng nếu để ý một chút chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, ông bà bằng cách chuẩn bị sẵn tủ thuốc gia đình cũng là ý kiến khá hay.

Nhà có người già, trong tủ thuốc gia đình luôn phải có sẵn những loại này để phòng chữa kịp thời - Ảnh 1.

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc có sẵn khi người già ở trong nhà, chúng ta đã có thể cứu mạng kịp thời mà không phải chịu những đau thương đáng tiếc.

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc có sẵn khi người già ở trong nhà, chúng ta đã có thể cứu mạng kịp thời mà không phải chịu những đau thương đáng tiếc. Vậy, tủ thuốc gia đình dành riêng cho nhóm người cao tuổi nói chung cần có những gì?

Từ việc phân tích những vấn đề liên quan đến người cao tuổi cùng đường đi của thuốc, các chuyên gia y tế đã liệt kê một số nhóm thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình để con cái chủ động cứu chữa cho cha mẹ mình khi đã bước vào giai đoạn tuổi cao sức yếu như sau:

Nhóm thuốc trị cao huyết áp

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam), cao huyết áp là căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Đây là căn bệnh có thể dẫn đến những chứng bệnh như đột quỵ, đau tim cùng một loạt bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Do đó, thuốc trị cao huyết áp là loại thuốc luôn cần trữ sẵn trong nhà. Khi đọc thấy dấu hiệu bệnh tấn công có thể chủ động uống để phòng tránh những tai biến nguy hiểm.

Nhóm thuốc này nên dùng vào buổi sáng. Vào thời điểm 6-7 giờ, khi huyết áp bắt đầu tăng và các biến cố bệnh tim mạch có xu hướng dễ xảy ra vào thời điểm này nhất. Nếu có sự phối hợp các thuốc điều trị cao huyết áp thì nên dùng thêm vào một thời điểm nữa là cuối buổi chiều (khoảng 18h) là thời điểm huyết áp cao nhất trong ngày.

Nhà có người già, trong tủ thuốc gia đình luôn phải có sẵn những loại này để phòng chữa kịp thời - Ảnh 2.

Thuốc hạ lipid máu

Rối loạn lipid máu là căn bệnh thứ hai thường gặp ở người cao tuổi, cần có thuốc dự phòng, tránh hậu quả đáng tiếc. Nhóm thuốc bao gồm nhiều loại như thuốc Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin... nên uống vào buổi tối để tăng hiệu quả vì ban đêm sự tổng hợp cholesterol diễn ra cao nhất đến 2 giờ sáng. Thuốc Fenofibrat nên uống ngay sau bữa ăn để tăng sự hấp thu thuốc...

Thuốc chống đông máu

Cục máu đông là một chứng bệnh có thể dẫn đến những tai họa bất ngờ, thậm chí mất mạng chỉ sau một thời gian ngắn. Đặc biệt, người cao tuổi rất dễ mắc phải tình trạng này. Do đó cần có thuốc chống đông ở trong tủ thuốc gia đình, phòng tránh bất trắc.

Loại thuốc này nên uống buổi tối để hạn chế những biến cố tắc mạch thường xảy ra vào sáng sớm hôm sau, phù hợp với nhịp sinh học của quá trình đông máu.

Thuốc hạ sốt

Người già thường có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ xảy ra ốm sốt, nhất là vào giai đoạn thời tiết hiện nay. Do đó, cần chuẩn bị một số lượng thuốc hạ sốt trong nhà. Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng cần cách nhau 6 tiếng, dùng quá liều có thể gây ngộ độc.

Nhà có người già, trong tủ thuốc gia đình luôn phải có sẵn những loại này để phòng chữa kịp thời - Ảnh 3.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng cần cách nhau 6 tiếng, dùng quá liều có thể gây ngộ độc.

Thuốc tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của người già hoạt động cũng không được như thời trẻ khỏe nên rất dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. Oresol nên được trữ sẵn trong tủ để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc). Motilum M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu. Smecta, Becberin dùng khi tiêu chảy...

Thuốc da liễu

Trong tủ thuốc gia đình, phần dành riêng cho người già nên có thuốc trị bỏng, có thể dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.

Nhà có người già, trong tủ thuốc gia đình luôn phải có sẵn những loại này để phòng chữa kịp thời - Ảnh 4.

Tủ thuốc gia đình cần có những loại thuốc dành riêng cho người già phòng trường hợp trở bệnh đáng tiếc.

Ngoài ra, tủ thuốc gia đình cũng cần đảm bảo những loại thuốc y tế thông dụng như cồn ethenol 70° để sát trùng vết thương ngoài da, Betadine dùng để sát trùng ngoài da đối với tổn thương trên da như xây xước nhẹ hoặc có chảy máu, chống nhiễm trùng, oxy già rửa vết thương, bông, băng, gạc y tế, cặp nhiệt độ, máy đo huyết áp, kéo sạch... để giải quyết mọi tai nạn bất ngờ cho ông bà, cha mẹ.

Lưu ý: Nhiều người cao tuổi hay có thói quen nhai hoặc bẻ, nghiền thuốc trước khi uống cho dễ dùng nhưng cần lưu ý đối với các dạng bào chế đặc biệt có tác dụng kéo dài (các thuốc tim mạch, huyết áp hay đái tháo đường...) hoặc viên bao tan trong ruột. Các dạng bào chế đặc biệt này được làm với mục đích tránh tác dụng phụ của thuốc và phát huy tối đa tác dụng chính, không nên bẻ hoặc nghiền thuốc khi sử dụng.

Theo TH

Nhịp Sống Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên