Nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát mới, Dow Jones mất hơn 100 điểm
Kết thúc phiên 7/6, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều khi S&P 500 gặp khó khăn để đạt mức cao kỷ lục.
- 07-06-2021Hồng Kông: Người dân được tặng căn hộ triệu đô khi tiêm vắc-xin Covid-19
- 07-06-2021Lạm phát tăng nóng tạo ra cơn sốt điên cuồng ở Mỹ: Người dân chi gần 5.000 USD cho một chiếc xe đạp, nhưng vẫn không có hàng để mua
S&P 500 giảm khoảng 0,1% xuống 4.226,52 điểm, thấp hơn 0,3% so với mức cao kỷ lục trong ngày hồi đầu tháng 5. Vật liệu và công nghiệp là những ngành mất điểm nhiều nhất vào thứ Hai, ảnh hưởng đến S&P 500. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 126,15 điểm, tương đương 0,4%, xuống 34.630,24 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,5% ở mức 13.881,72 điểm.
Cổ phiếu meme tiếp tục trở thành tâm điểm trong tuần này. AMC tăng tới 25% vào thứ Hai và đóng cửa cao hơn gần 15%, trong khi GameStop và BlackBerry cũng tăng hai con số. Hầu hết các cổ phiếu được đầu cơ mạnh này đều chìm trong sắc đỏ vào thứ Sáu tuần trước - bất chấp mức tăng lớn - sau phiên giao dịch đầy biến động.
Các chỉ số chính đã có một tuần khởi sắc khi nhà đầu tư lạc quan về việc nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuần trước, chỉ số S&P 500 đã tăng 0,6%, đưa mức tăng năm 2021 lên hơn 12%. Chỉ số Dow và Nasdaq cũng tăng điểm.
Ở phiên này, cổ phiếu Visa đã tăng nhẹ sau khi Piper Sandler nâng hạng.
Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,8% từ 6,1% và 559.000 việc làm đã được tạo ra vào tháng 5. Con số này được coi là đủ mạnh để giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế và Cục Dự trữ Liên bang không vội vàng thay đổi các chính sách tiền tệ đang được nới lỏng.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu lạm phát trong tuần tới, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 5 dự kiến được công bố vào thứ Năm. Trong tháng 4, chỉ số CPI đã tăng 4,2% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2008. Nếu giá tiếp tục tăng, diễn biến này có thể khiến Fed phải rút lại các chính sách trong thời kỳ đại dịch.
Cuối tuần qua, các quốc gia G7 đã đạt được thỏa thuận về cải cách thuế toàn cầu, kêu gọi các tập đoàn lớn nhất thế giới phải trả ít nhất 15% thuế đối với lợi nhuận. Các công ty lớn bao gồm Facebook và Google có phản ứng tích cực với thỏa thuận.