Nhà đầu tư chùn bước trước diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông, Phố Wall giảm điểm 3 phiên liên tiếp
Kết thúc phiên 7/1, chứng khoán Mỹ diễn biến tiêu cực khi nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro về địa chính trị gia tăng do căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông.
- 07-01-2020Nỗi lo về căng thẳng địa chính trị bao phủ thị trường, Dow Jones có lúc rớt hơn 200 điểm nhưng nhanh chóng hồi phục
- 04-01-2020Phố Wall lao dốc mạnh nhất kể từ đầu tháng 12, Dow Jones có lúc rớt gần 400 điểm, khi Mỹ không kích Iran và làm dấy lên mối lo ngại về suy thoái kinh tế
- 03-01-2020Dow Jones tăng hơn 300 điểm, chứng khoán Mỹ bứt phá và lập đỉnh ngay phiên giao dịch đầu tiên của năm
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm 119,70 điểm, tương đương 0,4%, xuống 28.583,68 điểm. S&P 500 lùi 0,3%, chốt phiên với 3,237,18 điểm. Nasdaq Composite gần như đi ngang, kết thúc ngày với 9.068,58 điểm.
Các chỉ số lớn hồi phục nhẹ sau đà giảm mạnh trước đó khi Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho biết chỉ số phi sản xuất của Mỹ tháng 12 đã tăng lên mức 55, trong khi tháng 11 là 53,9, cao hơn ước tính của các nhà kinh tế.
Cổ phiếu Micron tăng hơn 8%, Western Digital tăng 6,8% sau khi một nhà phân tích tại Cowen nâng hạng cổ phiếu của 2 công ty này lên mức vượt trội so với diễn biến của thị trường, với lý do thị trường chip có tiềm năng hồi phục. Tuy nhiên, một nhà phân tích của UBS đã hạ xếp hạng cổ phiếu của Bank of America và JPMorgan, khiến 2 mã này giảm lần lượt 0,7% và 1,7%.
Tuần trước, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đã ra lệnh thực hiện đợt không kích khiến Tướng Qasem Soleimani của Iran thiệt mạng, ông còn có thể áp lệnh trừng phạt đối với Iraq, sau khi Quốc hội nước này thông qua nghị quyết xoá bỏ sự hiện diện của quân đội nước ngoài.
Theo đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông tăng cao khiến nhà đầu tư đổ xô tìm đến những loại tài sản an toàn như vàng và trái phiếu. Hôm 6/1, giá vàng tương lai vọt lên mức cao nhất 7 năm và tiếp tục giao dịch quanh mức này ở phiên 7/1.