Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam. Ảnh minh họa.
Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm ước đạt 11,57 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
- 11-08-2022Lọt top 10 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới 8 năm tới, thứ hạng GDP Việt Nam trong ASEAN-6 thay đổi ra sao?
- 10-08-2022Người Việt từng dành hơn 85% thu nhập cho chi tiêu, tỷ lệ này thay đổi ra sao trong những năm gần đây?
- 09-08-2022Từ một tỉnh thuần nông, địa phương này thay đổi ra sao để dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người?
Kết quả trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào nền kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp FDI quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với hơn 252 tỷ USD. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam sau một thời gian hoạt động hiệu quả. Điều này lý giải cho mức tăng gần 60% của vốn FDI đăng ký thêm trong 7 tháng đầu năm nay.
Ông Robert Wu - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Sharp (Nhật Bản) cho hay: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng cả cơ sở kinh doanh và sản xuất tại đây. Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong việc phục hồi và phát triển nhiều hơn nữa sau đại dịch. Chính phủ cũng đang dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, đó là động lực để chúng tôi tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam".
"Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn ngoại FDI, thậm chí là một trong số những nước dẫn đầu khu vực về vấn đề này. Phần lớn vốn FDI sẽ chảy vào sản xuất, lĩnh vực được thúc đẩy bởi xuất khẩu tăng trưởng và gia tăng việc làm mới", bà Sagarika Chandra - Giám đốc Đánh giá tín nhiệm Quốc gia của Fitch Ratings tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tin tưởng.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, năm nay đã có 78 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án cấp phép mới và Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD. Đáng chú ý là quyết định đặt nhà máy trung hoà carbon đầu tiên của LEGO trên toàn cầu tại Việt Nam với mức đầu tư 1 tỷ đô.
"Chúng tôi kỳ vọng nhà máy này sẽ đi vào vận hành trong năm 2024 và sẽ còn tiếp tục vận hành tại Việt Nam trong 50 - 100 năm nữa", ông Carsten Rasmussen - Giám đốc Vận hành, LEGO cho biết.
Nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D tại Việt Nam, thể hiện quyết tâm đưa Việt Nam vượt qua vai trò điểm sản xuất để trở thành cứ điểm chiến lược ưu tiên của tập đoàn.
VTV