Nhà máy tự động hoàn toàn của Xiaomi: Cứ mỗi 3 giây lại sản xuất ra được một chiếc MIX Fold 4!
Xiaomi đã giới thiệu một nhà máy hoàn toàn tự động hóa, không có sự can thiệp của con người, có khả năng sản xuất hơn 10 triệu chiếc điện thoại mỗi năm. Nhà máy thông minh này không chỉ tự động hóa các quy trình mà còn có khả năng tự chẩn đoán, khắc phục sự cố và tối ưu hóa các quy trình của mình để tự "tiến hóa".
- 12-07-2024Chỉ báo Warren Buffett phát ra tín hiệu cảnh báo: Định giá của thị trường chứng khoán Mỹ đang được 'thổi phồng' cao hơn thời kỳ bong bóng dot com và khủng hoảng tài chính
- 12-07-2024Từng tăng tới 19% nhưng cũng từng giảm về 0: Lãi suất Fed thay đổi thế nào trong 50 năm qua để nền kinh tế lớn nhất thế giới vận hành trơn tru?
- 12-07-2024Sau hơn 70 năm, Trung Quốc chính thức thi công siêu đập lớn thứ ba trên con sông nặng phù sa nhất thế giới: Chi 188 nghìn tỷ đồng, xây trong 10 năm, vừa trị thuỷ vừa sản xuất điện
Cơ sở sản xuất rộng 80.000 mét vuông, tọa lạc tại quận Xương Bình, ngoại ô phía đông bắc Bắc Kinh, là bước phát triển tiếp theo từ một nhà máy thí điểm ở Yizhuang. Tại đây, Xiaomi đã sản xuất khoảng một triệu chiếc điện thoại thông minh Mix Fold mỗi năm. Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành Xiaomi, Lôi Quân, cho biết: "Có 11 dây chuyền sản xuất. 100% các quy trình chính đều được tự động hóa. Chúng tôi đã phát triển toàn bộ phần mềm sản xuất và chế tạo để đạt được điều này".
Nhà máy mới này sẽ sản xuất các dòng điện thoại màn hình gập sắp ra mắt của Xiaomi, MIX Fold 4 và MIX Flip, với tốc độ khoảng một chiếc sau mỗi ba giây, hoạt động suốt 24/7. Môi trường sản xuất được duy trì hoàn toàn sạch sẽ, với khả năng loại bỏ bụi ở cấp độ micron. Đây có thể là lý do một số ít nhân viên làm việc trong "war room" của nhà máy lại đội mũ và mặc áo choàng giống như ở phòng phẫu thuật, theo GizmoChina.
Trên thực tế, các nhà máy tự động hoàn toàn không phải là khái niệm mới. Ví dụ, công ty robot Nhật Bản Fanuc Ltd đã mở dây chuyền hoàn toàn tự động đầu tiên vào năm 2001. Đến năm 2003, công ty đã có một nhà máy gần núi Phú Sĩ, nơi các robot đang chế tạo các robot khác, khoảng 50 robot một ngày, vận hành hoàn toàn không cần giám sát trong thời gian lên đến một tháng.
Tuy nhiên, Xiaomi đã nâng tầm công nghệ này lên một cấp độ mới. Bằng cách cho phép bộ não AI của nhà máy tự động phát triển và tối ưu hóa các quy trình theo thời gian, Xiaomi đã tạo ra một môi trường sản xuất thông minh thực sự có khả năng tự nhận thức, tự ra quyết định và tự thực hiện.
"Nền tảng sản xuất thông minh Xiaomi Pengpai" do chính công ty tự phát triển 100% chính là bộ não của nhà máy, cho phép toàn bộ nhà máy có khả năng tự nhận thức, tự ra quyết định và tự thực hiện. Nó có khả năng tự chẩn đoán các sự cố thiết bị, cải thiện quy trình và hiện thực hóa quản lý kỹ thuật số toàn diện từ khâu mua nguyên liệu thô đến giao hàng.
Lôi Quân đã bày tỏ sự kinh ngạc về khả năng của nền tảng này: "Điều ấn tượng nhất là nền tảng này có thể xác định và giải quyết các vấn đề, đồng thời giúp cải thiện quy trình sản xuất. Thật sự đáng kinh ngạc! Nền tảng này đã khiến các đồng nghiệp của chúng tôi kinh ngạc khi lần đầu tiên nhìn thấy nó".
Sự xuất hiện của nhà máy thông minh hoàn toàn tự động của Xiaomi không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công nghệ sản xuất mà còn là dấu hiệu của những gì sắp diễn ra trên toàn thế giới. Với khả năng tự tiến hóa và tối ưu hóa quy trình, các nhà máy như của Xiaomi hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn, giảm thiểu lỗi và chi phí, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp sản xuất.
Việc áp dụng công nghệ tiên tiến này không chỉ giúp Xiaomi duy trì vị thế cạnh tranh mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển theo hướng bền vững và hiện đại hơn. Nhà máy tự động hóa của Xiaomi là một minh chứng rõ ràng cho thấy sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Tham khảo: Newatlas
Đời sống và Pháp luật