Nhà nước có thể thu được 1,64 tỷ USD từ gà đẻ trứng vàng ngành hàng không
ACV vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phương án bán đấu giá 20% cổ phần, có thể thấy đàm phán với Tập đoàn Sân bay Paris đã thất bại.
- 31-05-2017Tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ lấn sân sang ngành hàng không, chi 700 tỷ lập Viet Bamboo Airlines
- 28-02-2017Vietjet niêm yết, "người thay đổi ngành hàng không Việt Nam" trở thành phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán
- 04-12-2016Không để “cái khó bó ngành hàng không”
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phương án bán đấu giá công khai 20% cổ phần, tương đương 435,4 triệu cổ phiếu vào quý 3/2018. Với thời giá hiện tại, quy mô số cổ phần chào bán của ACV là 37.317 tỷ đồng, tương đương 1,64 tỷ USD.
Nhà nước có thể thu được 1,64 tỷ USD từ bán vốn tại ACV
Sau khi được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, phương án sẽ được trình Thủ tướng xem xét phê duyệt. Nhà nước đã đặt ra thời hạn để bán 20% cổ phần ACV là năm 2018. Sau đó sẽ bán tiếp 10,4% cổ phần vào năm 2020.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC), điều này cho thấy quá trình đàm phán diễn ra trong thời gian dài giữa ACV với Tập đoàn Sân bay Paris để bán cổ phần chiến lược kết thúc vào cuối tháng 9 không đạt được thỏa thuận. Vì thế, ACV bán đấu giá công khai.
HSC cho rằng thương vụ này không thành công là do khác biệt về giá nhà nước chào bán và giá ADP sẵn sàng mua. Có vẻ ADP đưa ra giá mua thấp. Trong khi đó theo luật ACV không thể hạ giá nhiều so với thị giá hiện nay.
Từ tháng 3/2015, Bộ Giao thông Vận tải đã đàm phán với Tập đoàn Sân bay Paris để nhà nước bán 20% cổ phần tại ACV. Theo đó, Tập đoàn này được kì vọng sẽ trở nhà đầu tư chiến lược của ACV.+
Về mặt tích cực, HSC cho rằng khi chào bán công khai cho nhà đầu tư tài chính như hiện nay cũng sẽ giúp có thể giúp nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của ACV.
Tiếp theo, dự kiến ACV sẽ chuyển sàn sang HSX trong 3 - 6 tháng tới. Do trước nay ACV chưa đủ điều kiện niêm yết trên HOSE cho đến khi việc đàm phán liên quan đến cho thuê tài sản khu bay hoàn tất.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu ACV tách riêng doanh thu và lợi nhuận từ tài sản khu bay trên báo cáo kết quả kinh doanh cho đến khi hoàn tất đàm phán; và sẽ được ghi nhận vào các tài khoản ngoại bảng. Theo kế hoạch cổ phần hóa của ACV, sau khi cổ phần hóa, tài sản khu bay đã được giao lại cho nhà nước và ACV thuê lại để vận hành.
Về nội dung đàm phán hiện tại, ACV sẽ nhận toàn bộ thu nhập từ tài sản khu bay và nộp phí thuê cho nhà nước, đồng thời trả phí sửa chữa. ACV đề xuất mức phí thuê hàng năm là 270 tỷ đồng cộng với 727 tỷ đồng dự phòng sửa chữa dài hạn.
Bộ GTVT có vẻ đồng ý với đề xuất này và sẽ trình Thủ tướng xem xét phê duyệt. Và việc đàm phán có lẽ sẽ hoàn tất trong năm nay. Sau khi hoàn tất đàm phán, ACV sẽ đủ điều kiện niêm yết trên HSX. Việc lên sàn HOSE sẽ tạo nhiều lợi thế hơn cho ACV.
Infonet