Nhà nước phải là 'người mua sản phẩm made in Việt Nam lớn nhất'
Đó là kiến nghị được chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nêu ra trong cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia sáng 9/7.
- 25-05-2020Asia Times: Việt Nam có thể phát triển thịnh vượng từ việc di chuyển chuỗi cung ứng sau đại dịch, nhưng Made in Vietnam sẽ không sớm thay thế Made in China
- 06-05-2020Bloomberg: Khi các công ty cân nhắc lại về một thế giới "Made in China", Ấn Độ, Việt Nam và các nền kinh tế khác đang làm gì?
- 26-12-2019Bloomberg: Từ ánh đèn Giáng sinh phố Hàng Mã đến câu chuyện thương chiến Mỹ-Trung và những nỗ lực chống hàng giả "Made in Vietnam" của Việt Nam
-
Doanh nghiệp của ta yếu, mà mặt bằng lãi suất cao như thế thì làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó lớn được
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng cho rằng nguy cơ dịch bệnh còn hiện hữu, trong khi suy giảm kinh tế thế giới tác động nặng nề trên nhiều phương diện của đất nước. Do vậy các gói chính sách phục hồi phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn, cho cả năm 2021, 2022, chứ không chỉ trong năm nay với tinh thần tiến công kinh tế trong khi phòng thủ dịch bệnh.
Tâm đắc với cách ví von cỗ xe kinh tế như cỗ xe tam mã (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) được Thủ tướng nêu ra, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch nhận định, việc triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, cần đẩy mạnh hơn. “Các gói chính sách phải mang tính dài hạn bởi có dự báo một số ngành, lĩnh vực, nhất là ngành sử dụng nhiều lao động phải sang quý III/2020 mới “thấm đòn” do đứt gãy các hợp đồng”, ông Lịch cho biết.
Cho rằng, thực lực doanh nghiệp của nước ta còn yếu, đặc biệt đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Trần Đình Thiên lưu ý các giải pháp đưa ra không chỉ cứu cái cũ mà còn cần tạo cả cái mới, tức là bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp, cần thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Đặc biệt, ông Thiên đề nghị Chính phủ, Nhà nước phải là “người mua hàng lớn nhất” đối với các sản phẩm “made in Việt Nam”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận cuộc họp
Về kịch bản tăng trưởng, lạm phát, với bối cảnh hiện nay, Hội đồng thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%; kiểm soát lạm phát dưới 4%; tăng trưởng tín dụng trên 10%, đồng thời nghiên cứu tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, không để đứt gãy, mất năng lực sản xuất trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu.
Tại cuộc họp, Thủ tướng lưu ý, Ngành ngân hàng tiếp tục xem xét giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, dành nguồn lực cho những nhiệm vụ cấp bách, chống dịch, hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp.
Trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay, Thủ tướng cho rằng cần phải có những chính sách đặc biệt, nhất là đối với những lĩnh vực mới, xu hướng sản xuất kinh doanh mới, xu hướng tiêu dùng mới để có chính sách đặc thù phù hợp. “Không thể bàn trên bàn giấy mà phải sát thực tiễn, phản ánh được hơi thở, yêu cầu của nền kinh tế và của người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.
Tiền phong