Nhà quản lý quỹ hàng đầu tế giới: "Chúng ta đang ở trong tình thế tồi tệ hơn nhiều so với một năm trước"
Ông Martin Gilbert nói rằng chiến tranh thương mại và Brexit là hai ví dụ nổi bật về việc tâm lý thị trường đã bị ảnh hưởng lớn đến thế nào.
- 22-01-2019Bất chấp khủng hoảng tài chính, các "tỷ phú Davos" đã giàu lại ngày càng giàu thêm
- 21-01-2019Davos 2019: Nơi hội tụ của khoảng 3.000 người giàu có và quyền lực nhất hành tinh
- 21-01-2019Những trông đợi ở Davos
Một nhân vật có tiếng trong giới tài chính nước Anh trả lời CNBC vào hôm thứ Hai, rằng một loạt các sự kiện địa chính trị diễn ra trong 12 tháng trở lại đây thể hiện môi trường đầu tư đã đi xuống đáng kể từ năm ngoái.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Martin Gilbert, đồng giám đốc điều hành của công ty đầu tư Standard Life Aberdeen của Anh, nói rằng xung đột thương mại Mỹ - Trung và sự kiện Brexit là hai ví dụ nổi bật về việc tâm lý thị trường đã bị ảnh hưởng lớn đến thế nào.
Kể từ sự kiện gần đây nhất ở Davos, Mỹ đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đáp trả với đòn thuế quan lên 110 tỷ USD hàng hoá của Mỹ, nhắm vào các ngành công nghiệp quan trọng đối với lĩnh vực chính trị như nông nghiệp. Theo đó, thị trường chứng khoán đã chứng kiến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng vào cuối năm 2018, do những lo ngại về những mâu thuẫn giữa hai cường quốc và nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới tăng trưởng toàn cầu. Thật vậy, nhiều chỉ số lớn đã rơi vào vùng điều chỉnh, thậm chí chính thức bước vào thị trường "gấu".
Ông Gilbert trả lời CNBC tại Thuỵ Sĩ: "Có rất nhiều rủi ro về địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, chắc chắn sự kiện của chúng ta đang ở tình thế tồi tệ hơn so với một năm trước đây."
Trong khi đó, tại Anh, các cuộc đàm phán về Brexit đang dần đi đến hồi kết và sẽ chính thức kết thúc vào ngày 29 tháng 3. Tuy nhiên, các đề xuất của Thủ tướng Anh Theresa May đều bị các nhà lập pháp từ chối với số phiếu áp đảo và nước này đang đối mặt với viễn cảnh phải rời EU mà không có thoả thuận. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu.
Ông Gilbert cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với nhiều "giông tố" hơn trong năm nay, có thể khiến thị trường tiếp tục trải qua nhiều biến động. Ông nói: "Mặc dù các nhà kinh tế nói rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ khả quan trong năm tới, nhưng thị trường chứng khoán lại thể hiện một điều gì đó hoàn toàn khác." Ông lưu ý: "Đó thường là những chỉ số rất "tươi sáng" cho tương lai và chúng đang nói rằng có một chút rắc rối ở phía trước."
Ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) về tăng trưởng toàn cầu công bố hôm thứ Hai còn khiến triển vọng kinh tế còn ảm đạm hơn. Tổ chức còn cảnh báo rằng tốc độ đi lên của tăng trưởng kinh tế trong những năm nay đang dần mất đà.
IMF dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới trong năm 2019 là 3,5% và 3,6% trong năm 2020. Dự báo này thấp hơn 0,2 và 0,1 điểm phần trăm so với những dự đoán gần đây nhất từ tháng 10 năm 2018.
Tổ chức còn nói đến tình trạng "đen tối" của các nhà sản xuất ô tô Đức do tiêu chuẩn khí thải mới và nhu cầu sử dụng giảm sút tại Ý sau những rủi ro tài chính cùng bất ổn chính trị. Tuy vậy, IMF cũng nhấn mạnh thị trường tài chính thế giới sẽ chứng kiến tình trạng tâm lý đi xuống và tình trạng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bị thu hẹp có thể sẽ còn trầm trọng hơn.