Nhà sáng lập Huawei và lần bật khóc sau khi nghe bài phát biểu của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình
Quan điểm của ông Nhậm về chính trị cũng cho thấy thế giới quan của giới tinh hoa trong khu vực tư nhân tại Trung Quốc.
- 11-09-2019“Trùm” đầu cơ George Soros khen chính sách của ông Trump với Trung Quốc và Huawei
- 10-09-2019Huawei rút bớt đơn kiện Chính phủ Mỹ sau khi được trả thiết bị
- 10-09-2019Chủ tịch Microsoft: Cách ông Trump đối xử với Huawei là "không giống người Mỹ"
Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, cho rằng mình không phải là một người đàn ông dễ xúc động. Tuy nhiên, ông từng vài lần rơi nước mắt trong quá khứ. Một trong số đó là vào tháng 3/1978, khi ông tới nghe bài phát biểu của chủ tịch nước Trung Quốc thời bấy giờ, Đặng Tiểu Bình.
Trong bài phát biểu trước các nhà khoa học và kỹ sư, Đặng Tiểu Bình cho rằng nghĩa vụ ái quốc của họ là học tập và làm việc nhằm hiện đại hoá quốc gia, thay vì lãng phí thời gian hô khẩu hiệu. Ông Nhậm chia sẻ: "Tôi đã bật khóc khi nghe bài phát biểu của ông ấy. Chủ tịch Đặng nói rằng chúng tôi nên đi làm năm ngày và nghiên cứu chính trị một ngày. Tôi luôn tin rằng chính trị là công việc của các chính khách, và các kỹ sư chỉ nên tập trung vào công nghệ."
Ông Nhậm cho biết hội đồng quản trị của Huawei, dù đang điều hành một trong những công ty lớn nhất Trung Quốc, vẫn dành thời gian nghiên cứu tư tưởng của Đảng Cộng Sản. Ông Nhậm là một đảng viên. Giống như những đảng viên khác, ông cũng dành một hoặc hai tiếng mỗi ngày để nghiên cứu lời dạy của các nhà lãnh đạo, bắt đầu từ tư tưởng Tập Cận Bình. Nói chuyện với những đảng viên ít nổi tiếng hơn trong giới kinh doanh, chính phủ và học thuật.
Ông cho biết ông thường nghe các bài phát biểu của chủ tịch Tập, trừ những bài phát biểu kêu gọi Trung Quốc mở cửa chào mời đầu tư nước ngoài và hạ thuế quan đối với phương tiện nhập khẩu. Ngoài ra, do Huawei là một công ty công nghệ, nên nhân viên công ty thường chỉ nghiên cứu những bài phát biểu về khoa học và công nghệ. Ông chia sẻ: "Đương nhiên, những ai làm việc cho đảng hoặc chính phủ, hoặc những ai mong muốn trở thành lãnh đạo đảng hoặc quốc gia, đều cần dành thêm thời gian nghiên cứu những lĩnh vực khác."
Những nhà phê bình Huawei tại Mỹ, bao gồm các đại biểu quốc hội cấp cao và chính quyền Trump, có lẽ sẽ chế giễu giọng điệu thoải mái của ông Nhậm. Họ luôn nghi ngờ khi Huawei tuyên bố mình là một công ty công nghệ tư nhân không có liên quan tới giới chính trị. Với họ, Huawei là một công ty do Đảng Cộng Sản kết hợp với Quân đội Giải phóng Nhân dân và lực lượng an ninh quốc gia bảo vệ, trợ giúp và thậm chí là kiểm soát.
Thực chất, mối liên hệ giữa Huawei với những nhà cầm quyền chuyên quyền của Trung Quốc không thể nói hết chỉ trong một cuộc phỏng vấn. Nhưng quan điểm của ông Nhậm về chính trị cũng cho thấy thế giới quan của giới tinh hoa trong khu vực tư nhân tại Trung Quốc.
Nếu Đặng Tiểu Bình vẫn được lãnh đạo các doanh nghiệp Trung Quốc yêu mến, thì đó không phải chỉ là nhờ quan điểm của ông về chủ nghĩa tư bản và tư tưởng mở cửa giúp họ giàu lên nhanh chóng. Lý do quan trọng hơn cả là bởi Đặng Tiểu Bình đã đem đến cho họ một cơ hội giúp chấm dứt hoàn toàn cuộc đấu tranh tư tưởng khốc liệt kéo dài hàng chục năm: nếu họ trợ giúp quốc gia phát triển thịnh vượng, nếu họ chia một phần tài sản cho người nghèo và những khu vực nghèo, và nếu họ không vượt quá ranh giới về chủ quyền quốc gia, thì họ sẽ được chào đón.
Khi được hỏi về tình trạng bất ổn tại Hồng Kông, ông Nhậm lên tiếng phê phán rằng nhiều nhân vật trong giới tinh hoa đại lục không công khai bày tỏ quan điểm: những ông trùm từng thống trị Hồng Kông đã quá tham lam trong những năm gần đây. Ông cho biết vấn đề ở Hồng Kông xuất phát từ chủ nghĩa tư bản cực đoan. Phần lớn tiền trong nền kinh tế thuộc về bốn gia tộc lớn nhất tại đây.
Ông Nhậm rất hứng thú với khái niệm cân bằng. Nói về thái độ thù địch hiện tại của phương Tây với toàn cầu hoá, ông cho rằng đây là một loại hợp đồng xã hội đã có từ những năm 1960s và 1970s, theo đó, mức lương cao của giai cấp công nhân thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình này không còn bền vững. Đồng thời, các nước phương Tây đã không hề tính đến thời điểm các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc sẽ tiến bước trong chuỗi giá trị và cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất cao cấp với họ.
Ông cũng chỉ ra cơ hội tái thiết lập tình thế cân bằng dòng chảy thương mại toàn cầu của Anh và châu Âu bằng cách xuất khẩu dịch vụ sang Trung Quốc. Ông cũng rất tích cực khi nói về những cuộc họp với các nhà lãnh đạo Anh như David Cameron hay George Osborne trong quá khứ. Họ từng giải thích về cách bù đắp khoản cắt giảm thuế suất doanh nghiệp tại Anh bằng chi tiêu cho phúc lợi xã hội và thắt chặt yêu cầu lao động đối với những đối tượng được hưởng phúc lợi. Điều này giúp đảm bảo ổn định xã hội trong nước.