Nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn sống ở đâu?” - Người EQ thấp nói toẹt địa chỉ, còn người EQ cao sẽ trả lời khôn khéo như sau
Câu trả lời của nữ ứng viên được lòng ban tuyển dụng, giúp cô ngay lập tức nhận việc.
- 06-08-2024Nhà tuyển dụng hỏi: “Có 5 cái bút, cho mượn 2 cái, hỏi còn mấy cái?”, người EQ thấp trả lời còn 3 cái liền bị loại, người EQ cao trả lời khôn ngoan, được nhận ngay!
- 05-08-2024Đàn ông EQ thấp thường có 4 đặc điểm điển hình: "Thùng rỗng kêu to", càng che giấu càng lộ rõ
- 05-08-2024Nhà tuyển dụng hỏi khó “sữa đổ xuống biển, làm sao để lấy lại?”, ứng viên trả lời EQ cao nhận ngay vị trí giám đốc, CĐM tranh cãi vì 1 điều
Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, mọi câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng đều có thể ẩn chứa một ý nghĩa nào đó. Ngoài những câu hỏi liên quan đến công việc, phúc lợi, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, nhà tuyển dụng còn thường đặt câu hỏi về cuộc sống. Mục đích của những câu hỏi này là để kiểm tra sự thông minh, khéo léo, khả năng ứng biến của ứng viên.
Chẳng hạn, nhà tuyển dụng thường hay đặt ra những câu hỏi như: Bạn có đang yêu không? Bạn kết hôn rồi phải không? Bạn đã sinh con chưa?... Một câu hỏi khác có thể được hỏi là: "Bạn sống ở đâu?".
Khi được hỏi "Bạn sống ở đâu?" Những cách trả lời khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau.
Điều nhà tuyển dụng muốn biết đằng sau câu hỏi "Bạn sống ở đâu?"
Đầu tiên, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem thời gian di chuyển từ nơi bạn sống đến công ty có nằm trong khoảng hợp lý hay không.
Người phỏng vấn lo lắng việc bạn sống xa sẽ khiến bạn mất quá nhiều thời gian đi lại mỗi ngày. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trước hoặc sau khi làm việc, cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự tập trung trong công việc.
Ngoài ra, thời gian đi làm dài hơn có thể làm tăng nguy cơ bị trễ hoặc mất việc do nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì thế, câu hỏi này phản ánh trực tiếp sự ổn định trong công việc và độ tin cậy của bạn trong việc đến đúng giờ.
Thứ hai, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý thời gian của bạn để đánh giá mức độ phù hợp. Thông qua câu hỏi, người phỏng vấn muốn biết khả năng thích ứng với các khoảng cách di chuyển khác nhau của bạn và xác định xem bạn có thể duy trì thái độ làm việc tích cực ngay cả khi phải đối mặt với một quãng đường đi làm xa hay không.
Việc bạn biết cân bằng giữa việc đi lại, cuộc sống và công việc cũng là một trong những mục đích chính của người phỏng vấn. Chỉ khi hiểu được mục đích của người phỏng vấn đặt câu hỏi này thì chúng ta mới có thể đưa ra câu trả lời làm hài lòng.
Cách trả lời thông minh
Trước câu hỏi: "Bạn sống ở đâu?" của nhà tuyển dụng, một nữ sinh mới ra trường đã trả lời 4 chữ: "Tôi sống ở ngoại ô".
Sau khi nghe câu trả lời, nhà tuyển dụng đã yêu cầu cô về nhà và chờ thông báo nhưng cô đã không nhận được cuộc gọi lại nào.
Khi gặp phải tình huống sống xa này, những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ giải đáp từ những khía cạnh sau:
Một là nhấn mạnh đến sự tiện lợi;
Thứ hai là phản ánh sự ổn định;
Thứ ba là thể hiện thái độ tích cực.
Cũng với câu hỏi đó, một nữ sinh khác lại trả lời: "Tôi hiện đang sống ở vùng ngoại ô, mất 1 giờ/lượt đi nhưng không đây không phải điều trở ngại. Từ khi học Đại học, tôi đã có thói quen dậy sớm học bài, chạy bộ, đến nay nó vẫn được duy trì. Hơn nữa, việc đi làm sớm cũng tránh được tình trạng tắc đường và những vấn đề phát sinh.
Vị trí công việc mà tôi ứng tuyển là vị trí mà tôi mong đợi. Vì thế, tôi sẽ cân bằng giữa công việc và cuộc sống và chào đón mo trong điều kiện tốt nhất có thể".
Rõ ràng, câu trả lời này tốt hơn nhiều so với việc nói một cách khô khan“Tôi sống ở vùng ngoại ô”. Nó ít nhất có thể xua tan những lo lắng của người phỏng vấn và giúp bạn nhận được lời đề nghị tốt hơn.
Làm thế nào để thể hiện trí tuệ cảm xúc cao?
Nếu người tìm việc muốn nhận được lời mời làm việc, họ phải để lại ấn tượng tốt với người phỏng vấn trong khi tuyển dụng. Một cuộc phỏng vấn chất lượng cao đòi hỏi người phỏng vấn phải thể hiện trí tuệ cảm xúc cao. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tăng cơ hội nhận được việc làm.
- Ngôn ngữ cơ thể tích cực: Hãy giữ tư thế ngồi tốt, hơi nghiêng người về phía trước, giao tiếp với người phỏng vấn bằng ánh mắt tập trung và sự tự tin, mỉm cười và thể hiện thái độ tích cực, nhiệt tình.
- Hãy lắng nghe và thấu hiểu: Lắng nghe cẩn thận các câu hỏi và lời nói của người phỏng vấn, thể hiện sự tôn trọng với và có sự nhấn mạnh khi giao tiếp. Trước khi trả lời, bạn hãy suy nghĩ kỹ để đảm bảo bạn thực sự hiểu hiểu câu hỏi.
- Diễn đạt rõ ràng, có trật tự: Trả lời câu hỏi rõ ràng, trôi chảy, với tốc độ vừa phải và giọng điệu tự nhiên. Hãy chú ý đến tính logic và mạch lạc trong cách diễn đạt, đồng thời giải thích ý kiến và ý tưởng của bạn một cách có tổ chức. Tránh sử dụng ngôn ngữ đơn điệu hoặc không phù hợp.
- Thể hiện tinh thần đồng đội: Hãy nhấn mạnh khả năng và kinh nghiệm của bạn khi làm việc với người khác và đề cập đến những kết quả đạt được thông qua làm việc nhóm. Hãy để người phỏng vấn biết rằng bạn là người có tinh thần đồng đội, có thể hòa hợp tốt với đồng nghiệp, cùng hướng đến mục tiêu chung.
- Thể hiện khả năng thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh: Đừng hoảng sợ hay vượt quá giới hạn, hãy chủ động suy nghĩ và đề xuất các giải pháp hợp lý, thể hiện khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực và giải quyết vấn đề. Đồng thời, bạn hãy để lại ấn tượng đáng tin cậy cho người phỏng vấn.
Tóm lại, khi đối mặt với mọi câu hỏi của người phỏng vấn, đừng chỉ trả lời đơn giản như một câu hỏi thông thường. Những câu trả lời có trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp bạn thể hiện lợi thế, tăng cơ hội trúng tuyển và giúp con đường sự nghiệp của bạn suôn sẻ hơn.
Theo Toutiao
Đời sống Pháp luật