Nhà tuyển dụng nam hỏi: "Nửa đêm tôi mời bạn đến phòng, bạn có đến không?", nữ ứng viên có đáp án thông minh thành công nhận việc
Nếu đi phỏng vấn gặp phải câu hỏi như thế này, liệu bạn có đủ bình tĩnh để đưa ra câu trả lời đúng ý nhà tuyển dụng không?
- 19-01-2022Nhà tuyển dụng: "Bạn đánh rơi 500k ngoài đường nhưng sau đó lại nhặt được 200k ở công ty, tổng thiệt hại thực tế của bạn là bao nhiêu?"
- 16-01-2022Hỏi: "Giữa vợ và 10 tỷ, bạn chọn gì?" - Nam ứng viên có lựa chọn bất ngờ khiến nhà tuyển dụng đổ gục, lập tức chọn ngay
- 16-01-2022Nhà tuyển dụng: "Bạn thích thưởng Tết hay lương tháng thứ 13?", nữ ứng viên đáp 4 chữ bá đạo thành công nhận việc
Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, trở ngại lớn nhất họ gặp phải trên đường gia nhập công ty họ yêu thích chính là buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Cùng trình độ, cùng bằng cấp nhưng có người được nhận, có người không. Những người không được nhận có lẽ sẽ thắc mắc vì sao họ cũng giỏi và có năng lực nhưng lại bị đánh trượt. Lý do là vì trên thực tế, nhà tuyển dụng hiện tại không chỉ nhìn vào hồ sơ có sẵn mà còn để ý đến khả năng ứng biến, chỉ số EQ của ứng viên nữa.
Ngô Lệ là một cô gái trẻ cũng đang quay cuồng trong làn sóng tìm việc. Lĩnh vực Ngô Lệ yêu thích là truyền thông và cô nàng đã nộp CV vào khá nhiều công ty có liên quan. Cuối cùng, cô được một công ty nổi bật trong số đó gọi tới phỏng vấn.
Khi Ngô Lệ tới nơi diễn ra phỏng vấn , cô phát hiện ngoài mình còn 2 nữ ứng viên khác, cả hai đều sở hữu ngoại hình rất nổi bật. Điều này khiến cô khá lo lắng. Và Ngô Lệ càng lo lắng hơn khi người phỏng vấn xuất hiện. Đó là một người đàn ông và người này vừa bước vào phòng đã thông báo với cả 3 rằng mình chỉ có 1 câu hỏi duy nhất dành cho họ.
"Nửa đêm, tôi mời cô đến phòng tôi, cô có đến không?", câu hỏi như thế này.
3 ứng viên quay sang nhìn nhau đầy ngơ ngác. Cuối cùng ứng viên đầu tiên là một cô gái ăn mặc khá quyến rũ xung phong trả lời trước: "Tôi nghĩ anh là người đàng hoàng, vì vậy nếu không có việc gì anh chắc chắn sẽ không gọi tôi qua phòng anh. Còn nếu nửa đêm nửa hôm mà anh vẫn mời tôi đến phòng chứng tỏ có việc gấp và quan trọng, vì vậy tôi sẽ đến".
Người được phỏng vấn thứ hai là một cô gái có vẻ ngoài tương đối ngây thơ. Cô gái suy nghĩ một hồi rồi mặt đỏ bừng nói: "Tôi sẽ không đi, nhưng tôi thực sự không biết ý nghĩa câu hỏi của anh là gì. Tôi lựa chọn đi hay không đi sẽ ảnh hưởng gì tới việc tôi có thể nhận được công việc này hay không à?".
Trước thắc mắc của ứng viên thứ 2, người phỏng vấn im lặng không nói gì mà đánh mắt ra hiệu cho Ngô Lệ trả lời. Dù khá run nhưng Ngô Lệ vẫn bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, sau đó mỉm cười: "Trước hết, tôi sẽ xác nhận qua điện thoại xem nội dung chúng ta cần trao đổi là gì. Nếu là việc khẩn cấp hoặc quan trọng, tôi có thể hẹn anh ra ngoài hoặc ở sảnh để nói chuyện, nếu không thì gọi điện video cũng được.
Có rất nhiều cách giải quyết vấn đề chứ không nhất thiết là phải qua phòng nhau mới giải quyết được. Vì dù thế nào đi chăng nữa, bất chấp việc chúng ta chỉ đang bàn bạc công việc thì người ngoài nếu thấy cảnh tôi đến phòng anh lúc nửa đêm, họ vẫn sẽ nghĩ ra nghĩ vào. Nếu anh có nửa kia rồi thì mọi chuyện sẽ càng khó giải thích hơn. Như thế ảnh hưởng đến cả anh, cả tôi, cả người ấy và cả công việc đôi bên nữa".
Người phỏng vấn nghe xong liền gật đầu, đứng lên vỗ tay và lập tức quyết định nhận Ngô Lệ. Bởi lẽ câu hỏi này vốn được đặt ra không phải để biết câu trả lời mà là để nhà tuyển dụng đánh giá xem các ứng viên sẽ giải quyết các tình huống khó xử như thế nào và liệu giải pháp của họ có thấu đáo, vẹn cả đôi đường không mà thôi.
Ảnh minh họa: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc