MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà văn đạt giải Nobel 2017 tiết lộ thành công chủ yếu là nhờ vợ

16-10-2017 - 17:53 PM | Sống

Kazuo Ishiguro, nhà văn nhận giải Nobel Văn học 2017 cho rằng ông sẽ không thể có được sự thành công như ngày hôm nay nếu không có sự trợ giúp của người vợ mình.

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố nhà văn người Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro là chủ nhân giải Nobel văn học lần thứ 114. Tuy nhiên, để vươn tới những thành tựu vang dội như hôm nay, ông và nhiều tác giả nổi tiếng khác không thể không kể đến những cống hiến âm thầm của những người vợ.

Ngay cả trong những hoàn cảnh lý tưởng nhất, việc viết sách dường như vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với bất kỳ ai yêu ngôn ngữ. Bởi lẽ công việc này luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ của người viết. Và điều kiện tiên quyết để có một kiệt tác để đời đó là tác giả cần dành trọn thời gian thả hồn vào những ý tưởng cũng như để chiêm nghiệm nhiều hơn về cuộc sống. Những nỗ lực bỏ ra đó sẽ càng trở nên giá trị hơn khi chủ nhân của nó kiếm tìm được một kết thúc không thể đẹp hơn cho “cuộc hành trình” của mình - một kết thúc làm nên bản sắc của chính tác gia ấy.

Hẳn đây cũng là lý do mà mỗi khi cảm thấy bản thân gặp bế tắc khi soạn thảo một cuốn sách, nhà văn Kazuo Ishiguro và vợ ông sẽ triển khai một kế hoạch. Kế hoạch ấy thực ra chính là việc ông dành khoảng thời gian bốn tuần chỉ để tập trung năng lượng vào ngòi bút của mình. Còn người vợ của ông, Lorna, bà sẽ làm gì vào khoảng thời gian này? Câu trả lời là: Bà sẽ thay ông đảm đương mọi việc khác trong nhà.

Cụ thể, trong một bài báo viết đăng trên tờ The Guardian vào năm 2014, Ishiguro giải thích rằng, việc phân công việc nhà này đã góp phần quan trọng cho thành công của cuốn tiểu thuyết The Remains of the Day. Cuốn sách này đã khiến ông giành được giải Man Booker:

“Bằng tâm thái say mê nhất, tôi sẽ tổng hợp và chắt lọc những điều tinh túy từ cuốn nhật ký của mình trong vòng 4 tuần. Sau đó tôi sẽ tiếp tục giai đoạn mà chúng tôi thường nói với nhau một cách đầy bí ẩn là "Crash". Trong suốt giai đoạn Crash này, tôi sẽ không làm gì khác ngoài việc tập trung viết từ 9 giờ sáng đến 10 giờ 30 tối, liên tục từ thứ Hai đến thứ Bảy.

Tôi chỉ dành 1 giờ cho bữa trưa và 2 giờ đồng hồ cho bữa tối. Tôi cài chế độ trả lời tự động cho hộp thư bởi tôi không muốn kiểm tra bất kỳ lá thư nào. Tôi, thậm chí, không muốn đến gần chiếc điện thoại của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ không tiếp khách trong khoảng thời gian này.

Và mặc dù Lorna khá bận rộn với thời gian biểu của mình, cô ấy vẫn sẽ giúp tôi đảm nhiệm việc nấu ăn và công việc nhà mà tôi được phân công hàng ngày. Bằng cách này, cả hai chúng tôi hy vọng rằng, tôi sẽ hoàn thành khối lượng công việc lớn hơn. Kết quả là, nhờ vào sự thăng hoa nội tâm, thế giới hư cấu trong các cuốn tiểu thuyết của tôi trở nên chân thực hơn cả thế giới bên ngoài.”

Thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể hài lòng khi kế hoạch đề ra được hoàn thành, đặc biệt với việc phân chia công việc hoàn hảo như 2 vợ chồng nhà văn vốn đang thực hiện. Đúng vậy, trên thực tế, chúng ta tốn rất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt quần áo và làm các việc lặt vặt cũng như nhiều việc tương tự khác. Đồng thời, chúng ta còn bị xao nhãng hơn bởi những thứ được cho là quan trọng không kém khác khi không có một kế hoạch cụ thể cho từng công việc.

Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là, những người giàu có thể dành thời gian cho nhiều dự án khác nhờ vào việc thuê nhân viên làm các công việc cụ thể thay họ, nhờ thế họ sẽ trở nên giàu có hơn nữa. Chẳng hạn như việc Thung lũng Silicon chào hàng các tiện ích thông qua các ứng dụng như Seamless và TaskRabbit - những ứng dụng vốn được thiết kế và biết đến là dành cho những người không có thời gian làm các việc vặt.

Để có thể tập trung vào việc phát triển sự nghiệp của mình, một điều dễ hiểu là các nhà văn nam cũng có truyền thống tin tưởng và giao phó những công việc thường ngày của cuộc sống cho người phụ nữ.

Hãy xem xét trường hợp của Adam Smith, cha đẻ của nền kinh tế hiện đại như một ví dụ. Nhà báo Katrine Marçal đã cắt nghĩa điều này trong cuốn sách của mình Who Cooked Adam Smith's Dinner? A story of Women and Economics. Cô đã đề cập đến việc Smith xây dựng kho nhận thức về chủ nghĩa tư bản dựa trên ý tưởng về phương thức vận hành của thị trường tự do. Trong đó, ông cho rằng, thị trường tự do sẽ cung cấp cho con người mọi thứ họ cần nếu chúng ta để cơ chế của nó tự vận hành mà không can thiệp.

Ông viết: "Bữa tối mà chúng tôi mong đợi không hề phụ thuộc vào sự chiếu cố đầy cao thượng của người bán thịt, nhà sản xuất bia, hay người làm bánh, mà chính là nhờ vào niềm đam mê với công việc mà họ đang làm.”

Tuy nhiên, theo phân tích của Marçal, lý thuyết này lại hoàn toàn bỏ qua tình trạng lao động không công của phụ nữ khi họ đảm nhận công việc nội trợ. Mẹ của Adam cũng không phải trường hợp ngoại lệ, bởi bà chính là người chuẩn bị bữa tối cho ông. Đồng thời, bà cũng thay ông quán xuyến các công việc khác trong gia đình, nhờ vậy mà ông có thể tập trung toàn bộ thời gian gây dựng các ý tưởng của mình.

Đối với trường hợp của Leo Tolstoy, người đồng sự đắc lực không ai khác chính là vợ ông, bà Sophia. Bà đã giúp ông ghi chép bằng tay tất cả các tác phẩm và sao chép chúng trong khi đảm đương việc nuôi 13 đứa trẻ.

Không chỉ vậy, bà còn chăm lo công việc nhà cũng như phụ trách mọi khoản chi tiêu trong gia đình. Trong phần mở đầu cuốn nhật ký, bà than thở rằng, "Chế độ ăn chay của ông ấy đã khiến tôi gặp phiền hà vì phải chuẩn bị hai loại đồ ăn. Điều này có nghĩa là tôi cần bỏ ra gấp đôi thời gian và chi phí cho công việc này." Thậm chí, Tolstoy còn nổi tiếng với cách cư xử thô bạo với vợ của mình.

Do vậy, không thể phủ nhận rằng, các mối làm ăn “thuận buồm xuôi gió” trong lĩnh vực văn học đều được biết đến là nhờ vào sự giúp sức của phụ nữ. Họ trở thành những trợ lý không thể thiếu trong việc xử lý những vấn đề thiết thực thay người chồng. Trong khi đó, người chồng của họ chỉ việc dồn tâm huyết cho việc thăng hoa thế giới nội tâm.

Tương tự như vậy, vợ của Vladimir Nabokov - bà Vera cũng là người giúp ông chuẩn bị mọi bữa ăn, phụ trách việc lái xe và trả lời thư tín. Giải thích cho điều này, Judith Thurman viết trong tờ The New Yorker như sau:

Bà là "độc giả đầu tiên, người quản lý, người đánh máy, người văn thư, người biên dịch, người sửa soạn tư trang, người quản lý tài chính, người phát ngôn, nàng thơ, người trợ giảng, lái xe, và cũng là vệ sĩ của ông (bởi bà thường mang theo một khẩu súng lục trong túi xách của mình).

Đặc biệt, bà còn là người sinh thành và nuôi nấng những đứa con của ông. Và có lẽ điều quan trọng hơn cả đó là sau khi ông qua đời, như một lẽ tất yếu, bà trở thành vị “hiệp sĩ bảo vệ” không thể thay thế cho toàn bộ di sản mà ông để lại.

Camilla Nelson cũng viện dẫn một số các câu chuyện tương tự trong tờ The Conversation, chẳng hạn: “John Stuart Mill, F. Scott Fitzgerald, và nhiều tác gia khác đều nhận ân huệ to lớn ấy từ những người vợ của mình cũng như sự hỗ trợ từ các mối quan hệ nữ giới.”

Mặc dù vậy, không câu chuyện nào trong số những phân tích trên mang hàm ý chỉ trích cách làm việc của Ishiguro (ít nhất là cho đến bây giờ!). Thực tế cho thấy, bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng có thể đạt tới một sự thống nhất chung trong việc hỗ trợ sự nghiệp của người còn lại tương tự như cách hỗ trợ nhau đầy ăn ý mà vợ chồng nhà văn Ishiguro đang thực hiện.

Tuy nhiên, như Gemma Hartley lập luận trong một bài phân tích ngắn bên lề cho tạp chí Harper's Bazaar, sự phân công việc nhà như vậy trong đa số thể chế xã hội của người Mỹ vẫn chưa hài hòa. Thực tế này đã mang đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Bởi sự mất cân bằng phân chia công việc này còn ảnh hưởng năng suất lao động và sự sáng tạo trong công việc của họ.

Ví dụ về trường hợp của Ishiguro cho thấy, việc các nhà văn và các công việc đòi hỏi sự sáng tạo khác có thể đạt thành tựu là điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, đôi khi họ cần trang bị khả năng đặt công việc giặt giũ và những bồn bát đĩa bẩn sang một bên và nhờ vào sự hỗ trợ của người vợ.

Chứng minh cho luận điểm này, nhà văn JK Rowling hồi tưởng lại một cách đầy suy tư rằng, bà đã coi mình là một bà mẹ đơn thân và không hề động tới bất kỳ công việc nhà nào. Nhờ vậy, bà có thể dành toàn bộ thời gian để chắp bút cho tác phẩm Harry Potter.

Tuy nhiên, dường như người phụ nữ chỉ không làm việc nhà khi họ cũng có khối lượng lớn công việc cần hoàn thành và cần dành trọn thời gian cho chúng. Đồng thời họ có thể không cần quan tâm đến người chồng trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù vậy, họ có thể sẽ không gặp rắc rối miễn là lúc ấy người chồng cũng không đoái hoài việc nhà vì họ cũng có sự nghiệp riêng của bản thân mình.

Câu hỏi đặt ra là, đối với phụ nữ thì toàn bộ những điều này liệu có hoàn toàn công bằng?!

Ban đầu bài báo đã đề cập đến việc Ishiguro giành được giải Pulitzer cho cuốn The Remains of the Day. Tuy nhiên, bài báo đã đính chính lại giải thưởng là Man Booker.

Theo Bảo Chân Spiderum

Trí thức trẻ

Trở lên trên