MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhận định của tờ New York Times về tương lai trong bài viết "Putin - Người Bất tử"

20-01-2020 - 19:18 PM | Tài chính quốc tế

Trước những biến động lớn trên chính trường Nga, tờ New York Times (Mỹ) đã có những bình luận về tương lai, đặc biệt mối quan hệ Nga - phương Tây.

Dưới đây là nội dung bài viết của nhóm tác giả báo New York Times:

Những nhà lãnh đạo kỳ cựu hiếm khi từ chức, và cũng hiếm khi tự làm giảm bớt ảnh hưởng của mình. Khi ông Vladimir Putin bất ngờ đề xuất sửa đổi Hiến pháp Nga trong Thông điệp liên bang ngày 15/1 vừa qua, và sau đó toàn bộ chính phủ Nga từ chức, nhiều người đã đoán rằng vị tổng thống 67 tuổi này đang đặt những nền móng đầu tiên để kéo dài thời gian cầm quyền sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 2024.

Tuy nhiên, đề xuất của ông Putin lại chỉ đơn giản là thay đổi khái niệm hai nhiệm kỳ liên tiếp mà Hiến pháp Nga quy định. Ông Putin không muốn thay đổi luật đã có - vốn hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của ông - và lần cuối cùng ông Putin thực hiện cuộc "trao đổi chức vụ" với ông Dmitri Medvedev, nhiều người Nga đã biểu tình vì phẫn nộ.

Vậy nên lần này, ông Putin đã bắt đầu chuẩn bị trước cho kế hoạch 4 năm, khiến phe chống đối hoang mang, đón đầu cho những thử thách trong thời kì chuyển giao quyền lực và khiến mọi người bất ngờ.

Ông Putin đề xuất: cho Hạ viện nhiều quyền chọn nội các hơn, bao gồm chọn thủ tướng, tất cả những người được tổng thống đề xuất và được luật pháp cho phép đều hợp lệ; ngăn một tổng thống làm quá hai nhiệm kỳ (hiện tại là hai nhiệm kỳ "liên tiếp"); và trao thêm quyền lực cho Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga.

Ông Putin để xuất một người ít tiếng tăm làm thủ tướng Nga, đó là ông Mikhail Mishustin, hiện đang làm người đứng đầu Cục Thuế Nga. Ông Mishustin được cho là một người có tài nhưng không phải là nhân vật "nguy hiểm" đối với ông Putin, và ông Mishustin biết nhiều bí mật về chính phủ.

Những điều đó cho thấy một số viễn cảnh có thể xảy ra. Viễn cảnh có khả năng xảy ra cao nhất là ông Putin sẽ tiếp tục nắm quyền thông qua Hội đồng Nhà nước mới. Người kế nhiệm tổng thống sẽ có ít quyền hơn, và ông Putin tiếp tục nắm quyền lực không nhỏ từ sau hậu trường.

Sự tiên tiến của hệ thống này nằm ở chỗ, mặc dù ông Putin đưa ra chiến lược, nhưng thủ tướng sẽ là người phải chịu trách nhiệm, và Quốc hội cũng chịu trách nhiệm vì là cơ quan chọn ra thủ tướng. Đứng sau hậu trường sẽ giúp ông Putin giảm bớt áp lực công việc và tận hưởng nhiều hơn.

Cho dù mục đích của ông Putin là gì, tổng thống Nga vẫn có đủ sự ủng hộ để thay đổi hiến pháp mà không gặp bất kì sự phản đối lớn nào, và đây là thời điểm để ông Putin thực hiện bước tiếp theo. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng sẽ không có sự thay đổi nào trong chính sách với phương Tây cho tới năm 2024, và cả sau đó nữa.

Theo Tất Đạt

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên