Nhẫn nhịn sẽ đạt đến cảnh giới hạnh phúc: Rèn luyện 4 thói quen để nắm bắt lòng người, tìm được thành công chân chính
Người tài giỏi thật sự luôn có tầm nhìn xa trông rộng, không phải vì cái lợi trước mắt mà manh động.
- 13-02-2022Con của giáo sư nổi tiếng nhưng không học trường top đầu, kết quả văn hóa thấp tệ: Chuyên gia giáo dục xuất sắc sẽ dạy con như thế nào?
- 13-02-2022Lộ hậu trường chụp lookbook trung niên của 9x nổi nhất xứ Trung, chuyên nghiệp cỡ này bảo sao không 400 bộ/ngày
- 13-02-20223 kiểu thể dục ĐỪNG NÊN tập nếu thể trạng đang bất ổn: Càng cố càng thêm bệnh, tiêu hao hết sức khỏe đã tích lũy
Con người sống trên đời luôn muốn bản thân trở nên mạnh mẽ, tài giỏi hơn để gặt hái được nhiều thành công cùng cuộc sống đủ đầy. Nhiều người cho rằng chỉ cần học thật giỏi, bằng cấp thật cao thì có thể làm được tất cả những gì mình muốn. Nhưng hiện thực lại không hề dễ dàng như vậy.
Trước khi làm nên chuyện lớn, bạn phải sở hữu một trái tim kiên cường cùng những kỹ năng xuất phát từ nội tại. Chỉ có như thế, bạn mới đủ năng lực để vượt qua sóng gió cuộc đời và những mặt tối phũ phàng của xã hội ngoài kia.
Rèn luyện 4 bản lĩnh sau đây để trở thành người giỏi giang, nắm bắt lòng người, tìm được hạnh phúc và thành công chân chính.
1. Kiểm soát cảm xúc, nhìn thấu chân tướng
Người ta có câu: Chuyện nhỏ không nhịn, chuyện lớn ắt không thành. Tính cách của mỗi người quyết định cả vận mệnh, tiểu tiết quyết định nên thành bại, những điều càng nhỏ nhặt càng ảnh hưởng to lớn đến kết cục.
Chúng ta sống trên đời sẽ có không ít lần suy nghĩ và hành động một cách hồ đồ. Để giải quyết được khiếm khuyết này, con người phải học được chữ “nhẫn”. Bạn nhẫn nhịn càng nhiều thì càng sở hữu nhiều thứ trong cuộc sống này hơn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm trong lúc kích động. Có thể giữ được bình tĩnh trong những tình huống rắc rối là chuyện không phải ai cũng làm được. Đó chính là lý do vì sao chúng ta phải học cách kiềm chế từ từ, từng chút một. Một khi đã đạt được trạng thái nhẫn nại đỉnh cao, bạn mới chạm được đến cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.
2. Đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ, dùng chân tâm để đối đáp chân tâm
Đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ, nói thì dễ nhưng làm mới khó. Đổ lỗi cho người khác, rũ bỏ trách nhiệm khi gặp phải rắc rối là phản ứng đầu tiên của con người.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Người tài giỏi thật sự luôn có ý thức xem lại chính mình để nhìn nhận lỗi sai và sửa chữa. Chỉ khi tuân thủ nguyên tắc này, chúng ta mới có cơ hội để cải thiện bản thân, nhìn rõ sự đời tỏ tường.
Đồng thời, con người cũng nên biết suy nghĩ cho người khác, thấu hiểu nhân tâm, đặt bản thân vào hoàn cảnh của đối phương để có sự đồng cảm chân thực. Dùng con tim chân thành để đối nhân xử thế, cuộc đời sẽ cho bạn quả ngọt xứng đáng.
Hơn nữa, biết nghĩ cho người khác cũng là cách giúp chúng ta có được sự tin tưởng của họ, thắt chặt các mối quan hệ xã hội, xây dựng thành công trên cả mặt tình cảm và sự nghiệp vật chất, để từ đó làm gì cũng thuận lợi, cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
3. Nói năng và hành động cẩn trọng, sống biết khiêm nhường
Khiêm tốn là biểu hiện của đầu óc xuất chúng, có đủ năng lực nhưng lại không dễ dàng thể hiện.
Người thông minh luôn hiểu rõ một đạo lý: Nói nhiều ắt sẽ thất bại. Vậy nên, những người tài giỏi thật sự thường ít nói những lời vô nghĩa, dư thừa, mà duy trì sự bình tĩnh trong lặng im. Đó cũng là cách giúp họ tự bảo vệ lấy chính mình.
Trên thực tế, người xuất chúng luôn ẩn mình, còn người sáo rỗng thì lại thích thể hiện. “Núi cao còn có núi cao hơn”, bạn tài giỏi nhưng cũng sẽ có người xuất sắc hơn. Chính vì thế, thay vì chỉ biết đứng đó ra vẻ bản thân có đầy năng lực thế nào thì hãy sử dụng hành động để chứng minh, không ngừng học hỏi trong lặng thầm, không khoe khoang, không hư vinh phù phiếm.
Người giỏi giang luôn có tầm nhìn xa trông rộng, không phải vì cái lợi trước mắt mà manh động. Chỉ khi biết hành động và nói năng cẩn trọng, khiêm tốn thật thà, con người mới vươn lên đến đỉnh cao cuộc sống.
4. Không kiêu ngạo hay bốc đồng, tự lực tự cường
Người càng có năng lực càng có tính cách ôn hòa, trầm ổn, gặp chuyện gì cũng bình tĩnh để đối mặt. Họ che giấu cảm xúc rất giỏi, “thâm tàng bất lộ”, khiến người khác không thể phán đoán được.
Ngược lại, những người “thùng rỗng kêu to” thì thích được chú ý, sợ người khác không biết đến sự tồn tại của mình.
Tuy nhiên, người tài giỏi không cần khoe khoang cũng có thể tự khẳng định được chỗ đứng của mình trong xã hội. Đó chính là nhờ vào năng lực thật sự.
Nội tâm càng mạnh mẽ, con người càng có tính tự kỷ luật, từ đó càng trở nên xuất sắc hơn. Một khi “tâm đã tĩnh, lòng thanh tịnh”, chúng ta mới đủ năng lực để chống chọi với những khắc nghiệt trong cuộc sống. Đây còn được gọi là sự tự cường mạnh mẽ.
Kiêu ngạo hay bốc đồng là thứ hủy diệt con người. Tự lực tự cường là đòn bẩy giúp chúng ta vượt qua khỏi thế giới tầm thường, chạm đến hạnh phúc và thành công đúng nghĩa.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật & Bạn đọc