Nhận nuôi đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, 19 năm sau người đàn ông nghèo được hưởng trái ngọt: Cô gái nhỏ vang danh 1 vùng nhờ tài năng đặc biệt
Sau 19 năm phấn đấu vượt qua nghịch cảnh, đứa bé bị bỏ rơi có thể khiến cha nuôi tự hào bằng chính sức phấn đấu của bản thân.
- 07-03-2024Hẹn hò với bạn trai U80, cụ bà 70 tuổi mất trăng 2,8 tỷ đồng: con gái cảnh báo vẫn mù quáng tin
- 04-03-2024Cụ bà đạt kỷ lục Việt Nam môn Yoga dưới nước chia sẻ bí quyết khoẻ mạnh ở tuổi 80
- 02-03-2024Giúp việc cho cụ bà sống ở biệt thự, lương hưu 69 triệu đồng, tôi nhận ra: Người giàu nhưng cũng có nỗi khổ riêng
- 29-02-2024Lần lượt đến ở 2 nhà con trai, cụ bà 68 ngao ngán bán nhà 4 tỷ đồng để tìm nơi trú ẩn tuổi già
*Dưới đây là câu chuyện về hành trình vượt qua nghịch cảnh đầy cảm động của 2 bố con ông Vương Hi Sinh, sống ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Năm 2016, người ta bắt gặp hình ảnh ông lão già và cô con gái 19 tuổi ngồi xe lăn đang bán tranh trên một con phố nhỏ thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Khi đó, 7 bức tranh của cô gái được bán với giá 45.800 Nhân dân tệ (khoảng 157 triệu đồng). Số tiền này có thể khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ, thế nhưng câu chuyên phía sau lại vô cùng cảm động, chạm đến trái tim của tất cả mọi người.
Người đàn ông nghèo cưu mang đứa trẻ bị bỏ rơi
Vương Hi Sinh sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 35 tuổi, người đàn ông này mới có thể kết hôn nhờ chăm chỉ làm việc kiếm tiền và được họ hàng giúp đỡ. Vào một đêm đông năm 1997, Vương Hi Sinh nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ được đặt trong chiếc hộp nhỏ ở góc phố. Chờ hồi lâu không thấy ai nhận con, ông Vương quyết định đưa đứa bé về nhà chăm sóc.
Sau khi về đến nhà, ông Vương phát hiện trên lưng bé gái có một vết phồng kỳ lạ. Ông đưa đứa bé đến bệnh viện kiểm tra thì được bác sĩ báo bé bị dị tật bẩm sinh. Nghe xong, ông Vương trầm tư vì biết đứa bé này có thể là gánh nặng của cả gia đình. Dẫu vậy, ông vẫn quyết định nhận đứa bé và đặt tên là Vương Lập Thúy.
Vợ Vương Hi Sinh không đồng ý với quyết định của chồng. Bà đề nghị ly hôn và thu dọn đồ đạc trở về nhà mẹ đẻ. Gia đình tan vỡ, hàng xóm trong làng cũng khuyên ông Vương bỏ lại đứa bé để trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng, người đàn ông nghèo vẫn kiên quyết nuôi dưỡng đứa bé tội nghiệp.
Vì mắc bệnh nên Vương Lập Thúy phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường, đến 5 tuổi vẫn chưa đứng vững và không thể làm chủ được việc đi tiểu của bản thân. Thấy vậy, ông Vương đưa con đi khắp nơi để chữa bệnh.
Năm Lập Thúy lên 7 tuổi, hàng ngày cô bé được bố cõng đến trường. Dù có khiếm khuyết về thể chất nhưng các bạn cùng lớp và giáo viên rất thân thiện, hòa đồng với cô. Cô giáo còn phát hiện Lập Thúy có năng khiếu hội họa ấn tượng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của Lập Thúy ngày càng xấu nên cô bé không thể đến trường. Trong thời gian ở nhà, Lập Thúy không hề bỏ dở việc học. Cô bé 7 tuổi tự học tiếng Trung, toán và rèn luyện năng khiếu vẽ tranh của bản thân.
Suốt những năm này, ông Vương vẫn đưa con đi khắp nơi để chữa bệnh. Khi lên bệnh viện lớn ở thành phố, bác sĩ xác nhận Lập Thúy mắc tật nứt đốt sống bẩm sinh, trên lưng bệnh nhân có một khối u phồng cần được phẫu thuật, nếu không có thể dẫn đến liệt thân dưới.
Nghe vậy, ông Vương gom góp chút tiền tiết kiệm ít ỏi để phẫu thuật cho con. Sau ca phẫu thuật đầu tiên, khối u ở lưng của Lập Thúy đã biến mất và cô bé đã có thể kiểm soát được việc tiểu tiện của mình nhưng vẫn chưa thể đi lại.
Bán tranh trên phố để kiếm tiền phẫu thuật
Thời gian sau đó, bệnh tình của Lập Thúy ngày một nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, cô bé cần được phẫu thuật thêm 1 lần nữa nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nghe như ‘’sét đánh ngang tai’’, ông Vương và con gái một lần nữa phải trải qua giai đoạn khó khăn của số phận.
Để chữa trị cho con, ông Vương Hi Sinh không quản nặng nhọc, làm việc từ ngày đến đêm để tích góp tiền. Tuy nhiên, số tiền cho ca phẫu thuật lần này lên đến 100.000 Nhân dân tệ (khoảng 300 triệu đồng), vượt quá khả năng khiến người cha già không khỏi áp lực và buồn bã.
Thấy người cha hàng ngày phải làm những công việc nặng nhọc, cô con gái Vương Lập Thúy không khỏi đau lòng và thương xót. Dù không thể đi lại, nhưng cô bé vẫn muốn làm gì đó để san sẻ gánh nặng với cha. Với năng khiếu hội họa của mình, Lập Thúy dành nhiều thời gian để luyện tập vẽ tranh, sau đó đem bán để lấy tiền chữa bệnh.
Kể từ đó, 2 cha con ông lão già thường xuyên xuất hiện trên những con phố nhỏ ở Liêu Ninh để bán tranh. Những người đi bộ qua đường nghe câu chuyện của 2 cha con đều vô cùng cảm động. Một số góp quyên góp tiền hỗ trợ, một số mua tranh ủng hộ 2 người.
Câu chuyện của 2 cha con Vương Hi Sinh nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Nhiều tổ chức từ thiện đã liên hệ để hỗ trợ 2 bố con bán tranh. Câu lạc bộ Sư tử Trung Quốc đã mua 7 bức tranh của Lập Thúy với giá 45.800 Nhân dân tệ (khoảng 157 triệu đồng). Ngày qua ngày, cái đích đến với số tiền phẫu thuật 100.000 Nhân dân tệ càng gần, làm thắp lên hy vọng cho cả 2 cha con.
Khi có đủ tiền, ca phẫu thuật lần 2 của Lập Thúy đã kết thúc thành công. Tuy cô bé vẫn chưa thể đứng được nhưng ngày được di chuyển bằng đôi chân của chính mình không còn quá xa vời.
Không ngừng phấn đấu để báo hiếu cha
Trong thời gian phục hồi, cô bé Lập Thúy học thêu thùa để giúp bố trang trải cuộc sống. Ngày qua ngày, kỹ năng thêu của cô bé ngày một nâng cao, tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp có thể bán với giá vài nghìn Nhân dân tệ.
Trong đó, bức tranh thêu chữ thập dài 3 mét “Dọc sông trong lễ hội Thanh Minh” của Lập Thúy ước tính có giá hơn 40.000 Nhân dân tệ. Tuy nhiên, cô bé không bán bức thêu này mà dành để làm quà cưới tặng cha. Cô bé còn dự định bán toàn bộ số tranh thêu được để lấy tiền báo hiếu ông Vương.
Vào tháng 11 năm 2020, Vương Lập Thúy và ông Vương xuất hiện trên sân khấu "Thử thách xuyên thời đại". Tại đây, 2 bố con chia sẻ lại câu chuyện vượt qua nghịch cảnh của bản thân và truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Lập Thúy cho biết, bản thân sẽ không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của cha. Cô cũng mong muốn tìm được cho cha người bạn đời cùng đồng hành trong chặng đường sắp tới.
Đến nay, bên cạnh việc tham gia các chương trình truyền hình, 2 cha còn vẫn tiếp tục vẽ tranh và thêu thùa để bán lấy tiền ủng hộ cho những đứa trẻ mồ côi và gặp hoàn cảnh khó khăn giống mình.
Theo Toutiao